Khám phá

Cái tên được đặt nhiều nhất ở Việt Nam: Nam hay nữ đều hợp, 5 triệu người ra đường là trùng tên

Ở Việt Nam có khoảng 5 triệu người đang trùng tên. Cái tên này có gì đặc biệt mà nhiều bố mẹ thích đặt cho con như vậy?

Chỉ với 1 câu, Hòa Thân đã lấy được công chúa Càn Long yêu nhất cho con trai, thành thông gia với hoàng đế / Dù yếu đuối nhưng tại sao Đường Tăng lại có thể làm sư phụ Tôn Ngộ Không? Nghe lý do vô cùng thâm sâu

Trong cuốn “Họ và tên người Việt Nam” của PGS.TS Lê Trung Hoa, tên người Việt Nam xuất hiện từ thế kỷ 2 TCN. Trong khi đó, cuốn “Nguồn gốc tên họ Việt Nam” lại cho rằng nó có từ khoảng đầu Công Nguyên. Dù là thời điểm nào thì mục đích chính của việc đặt tên vẫn là để phân biệt giữa người này với người khác. Theo thời gian, họ tên người Việt Nam ngày càng đa dạng hơn.

ten-duoc-dat-nhieu-nhat-o-viet-nam-2

Ảnh minh họa

Việt Nam đặt họ tên theo thứ tự họ trước, tên sau. Tên có thể gồm tên đệm và tên chính. Không có quy tắc nào cho việc đặt tên, nhưng ngày nay ai cũng muốn đặt tên cho con cháu thật đẹp và ý nghĩa để mang lại may mắn, hạnh phúc cho đối phương. Tuy nhiên, bảng chữ cái thì có hạn, thế nên tình trạng trùng tên không thể không xảy ra.

Trong một cuộc khoảng sát, cái tên phổ biến nhất với cả nam lẫn nữ là “Anh”. Cụ thể, cái tên này đứng thứ 6 trong danh sách tên con trai được đặt nhiều nhất (chiếm 2,7%). Ở phía nữ giới, tên “Anh” đứng đầu trong số những cái tên được ưa chuộng nhất (chiếm 7,91%). Việt Nam hiện có khoảng 5 triệu người cùng mang tên “Anh”.

ten-duoc-dat-nhieu-nhat-o-viet-nam-1

Chữ “Anh” có gì đặc biệt mà mọi người lại yêu thích như vậy? Hiểu theo nghĩa Hán Việt, “Anh” trong tinh anh chỉ người tài giỏi, có sự thông minh và giỏi giang toàn diện. Tên “Anh” còn rất được yêu thích khi sử dụng làm tên đệm như Anh Quân, Anh Minh, Anh Tuấn, Anh Kiệt…

ten-duoc-dat-nhieu-nhat-o-viet-nam-3

Trước đây người Việt Nam thường chỉ gọi họ, những người thân thiết trong gia đình mới biết tên của nhau. Cách gọi họ gắn với chức vụ, vai vế thể hiện sự tôn trọng, lịch sự, cũng cho thấy quyền uy của người đó, chẳng hạn như Bà Trưng, Bà Triệu, cụ Phan… Sau này, thời Pháp thuộc, người Việt lại gọi tên đơn thay vì gọi họ. Dù vậy, việc gọi cả họ tên kèm với chức vụ, nghề nghiệp, vai vế vẫn thể hiện sự trang trọng, chẳng hạn như: Giám đốc Nguyễn Thành Đạt, cầu thủ Nguyễn Quang Hải…

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm