Cấm tắm, ép khóc và những phong tục cưới hỏi kỳ lạ trên thế giới
Bắt trói, đổ hỗn hợp bẩn lên người, cắm tắm 72 giờ trước đám cưới, xé váy cô dâu để nhận may mắn... là những phong tục cưới hỏi khó hiểu của các nước trên thế giới.
Những phong tục Tết kỳ lạ nhất Việt Nam / Top 10 phong tục đám cưới kỳ lạ nhất trên Trái Đất: Không đi vệ sinh suốt 3 ngày chưa phải điều kinh khủng nhất
Ở Kenya, lễ cưới của người Massai có phần kỳ quặc nhưng là tục lệ không thể thiếu tại nơi này. Trong đám cưới, các tân nương phải cạo trọc đầu rồi bôi dầu ăn và mỡ cừu lên đầu. Cha họ sẽ chúc phúc bằng cách nhổ nước bọt lên đầu và ngực của con gái để mong cô có của cải dư thừa, gặp may mắn trong cuộc sống. Sau đó, cô dâu sẽ rời đi theo chồng và không được quay đầu lại vì sợ bị biến thành đá. “Lời chúc phúc” đặc biệt này tượng trưng cho những gì tốt đẹp nhất mà cha mẹ muốn mang đến cho con gái. | |
Tại Tidon, Malaysia, những cặp uyên ương sắp cưới sẽ không được ra khỏi nhà trong suốt 3 ngày 3 đêm. Thậm chí, họ không được phép tắm, đi vệ sinh hoặc bị bỏ đói trước đám cưới. Vì thế, cả hai phải cố gắng nhịn ăn, nhịn uống để hạn chế đi đại tiện. Cô dâu, chú rể sẽ bị những người thân trong gia đình sẽ giám sát trong suốt 72 giờ. Nếu một trong hai người bỏ qua nghi thức này, đây sẽ được xem là điềm gở. Người dân tin rằng nếu cả hai vượt qua được, họ sẽ có hôn nhân bền chặt và viên mãn. |
Trái với các quốc gia khác, ở Scotland, phong tục cưới hỏi ở nước này gắn liền với những thứ bốc mùi. Đây là một nghi thức cổ xưa và được gọi là "Blackening of the Bride" (tạm dịch: làm bẩn cô dâu). Thay vì nhận những lời chúc phúc từ người thân, bạn bè trong không khí thật lãng mạn, cô dâu, chú rể sẽ bị bắt trói và đổ những chất bẩn lên người như sữa hỏng, cá chết, thực phẩm thối, trứng, lông vịt… Sau đó, đôi uyên ương không được tắm rửa mà phải diễu hành quanh khu mình ở. Tuy nhiên, phong tục này không phải để bôi nhọ cô dâu, chú rể mà được xem là hình thức trừ tà. Người Scotland tin rằng chất bẩn đổ lên người đôi vợ chồng mới cưới là lời nhắc nhở về những sóng gió, thử thách đang đợi họ. |
Theo phong tục của người Thổ Gia (Trung Quốc), cô dâu phải khóc trong lễ cưới để thể hiện sự hiếu thảo, lòng biết ơn và đức hạnh của mình. Ngoài ra, tiếng khóc còn được xem là lời chúc phúc cho cuộc sống hôn nhân của các nàng dâu. Tiếng khóc càng sầu thảm, hôn nhân càng hạnh phúc. Nghi thức này xuất phát thời Chiến Quốc (năm 475-221 TCN) và được duy trì đến ngày nay. Trước lễ cưới một tháng, cô dâu phải tập khóc mỗi ngày. Mười ngày đầu tiên, các cô gái sẽ phải tập khóc một tiếng. Sau 10 ngày, mẹ cô dâu sẽ tham gia khóc cùng và 10 ngày tiếp theo là đến bà ngoại. Nếu ai không khóc hoặc khóc ít sẽ bị trách mắng và chê bai. |
Ở Ấn Độ, cô dâu theo đạo Hindu sẽ đeo chiếc nhẫn cưới vào ngón chân của mình thay vì ngón áp út như các nơi khác. Chiếc nhẫn này được làm bằng bạc và chú rể phải tận tay đeo nhẫn vào chân trái của cô dâu. Các đôi uyên ương phải tránh nhẫn vàng, vì vàng là biểu tượng của nữ thần Lakshmi. Việc đeo vàng vào ngón chân được xem là thiếu tôn trọng nữ thần. |
Tại Thụy Điển, trong lễ cưới, chú rể phải tạm lánh mặt để các chàng trai trẻ chưa vợ hôn cô dâu. Điều này cũng được áp dụng tương tự với chú rể và những cô gái còn độc thân. Nghi lễ này được diễn ra với sự bằng lòng của cặp uyên ương và các khách mời. Ngoài ra, người Thụy Điển còn có phong tục đặt tiền xu vào giày của cô dâu. Người bố sẽ đặt một đồng xu bằng bạc vào giày trái của con gái, còn mẹ thì đặt đồng xu bằng vàng vào giày phải. |
Để xua đuổi ma quỷ, tà ma, các cô dâu, chú rể ở Đức thường tổ chức "Đêm đập phá" (Polterabend) cùng khách mời vào buổi tối trước lễ cưới. Những thứ dùng để đập là đồ gốm sứ như bát đĩa nhưng tuyệt đối không làm vỡ ly hay cốc thủy tinh. Sau đó, cả hai sẽ cùng nhau dọn dẹp và rửa số bát đĩa vỡ. Phong tục này hơi kỳ lạ nhưng là một trong những nghi thức được mong chờ nhất trong các đám cưới tại Đức. Người Đức tin rằng việc này sẽ giúp đôi vợ chồng chào đón một cuộc sống mới tốt lành và mang đến may mắn cho họ. |
Trong đám cưới ở Australia, các khách mời đến dự phải nắm chặt viên đá đồng tâm trong suốt thời gian hôn lễ diễn ra. Đến khi lễ cưới kết thúc, họ sẽ thả viên đá của mình vào một vật dụng đẹp đẽ mà cô dâu và chú rể đã chuẩn bị sẵn. Nghi lễ này có tên là “Unity Bowl”. Sau đó, cô dâu, chú rể sẽ đem toàn bộ số đá về nhà và bảo quản kỹ lưỡng. Đây được xem là biểu tượng cho tình yêu và lời khích lệ của bạn bè, người thân dành cho cặp vợ chồng mới cưới. |
Theo phong tục xưa tại Italy, các khách mời đến dự lễ cưới sẽ tham gia xé rách váy cô dâu để nhận được nhiều may mắn. Ngày nay, nghi thức này được điều chỉnh để phù hợp và lịch sự hơn, thay vì xé váy, khách mời sẽ xé mạng che đầu của tân nương. Bên cạnh đó, cô dâu, chú rể cũng cùng nhau đập vỡ một lọ hoa hoặc chai rượu và đếm số mảnh vụn. Người dân Italy cho rằng số mảnh vụn càng nhiều thì hạnh phúc càng đong đầy. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất
Cột tin quảng cáo