Căn bệnh bí ẩn từng giết hàng loạt hải tặc vào thế kỷ 18 đang dần xuất hiện
Giải mã những biểu tượng kinh điển nhất thế giới cổ đại / "Lời nguyền chết chóc" trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng gây hoang mang
Vào thế kỷ 18, hàng loạt các nhà thám hiểm, thủy thủ, thậm chí những tên hải tặc đã bị giết rất đau đớn bởi một căn bệnh bí ẩn. Giờ đây, căn bệnh đã trở lại và lợi hại hơn xưa âm thầm cướp tính mạng của chúng ta.
Triệu chứng của căn bệnh lạ.
Căn bệnh bí ẩn gì cơ?
Sự kiện thương tâm nhất trong lịch sử hàng hải chính là cái chết của cả đoàn thám hiểm Nam Cực do Robert Scott dẫn đầu. Chuyến hành trình kéo dài từ năm 1910-1913 và là một trong những chuyến đi đầu tiên lên Nam Cực của loài người.
Tiếc thay, cả đoàn hơn 5 người đã chết vô cùng bí ẩn trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, mà ở thời điểm đó cũng không ai hiểu tại sao.
Đến nay, nhờ sự phát triển của y khoa mà chúng ta đã giải mã được những cái chết thảm thương ấy. Đó là Scorbut, một bệnh do thiếu hụt vitamin C nghiêm trọng. Do điều kiện vô cùng khắc nghiệt, không có đủ lương thực và dưỡng chất - đặc biệt là vitamin C nên cả đoàn đã thiệt mạng vì căn bệnh này.
Tiến sĩ Catherine Price từ Viện Khoa học Lịch sử, Philadelphia (Mỹ) chia sẻ rằng ở thế kỉ 18, Scorbut là nguyên nhân lớn nhất gây ra hàng loạt cái chết trên biển, đại dương. Thậm chí, sức hủy diệt của căn bệnh này còn lớn hơn cả những cơn bão dữ dội, sóng thần, đắm tàu và các bệnh khác "hợp sức" lại với nhau.
Nguy hiểm không chỉ dừng lại ở đó!
Bệnh Scorbut có những biểu hiện triệu chứng ban đầu bình thường như mệt mỏi, buồn nôn và đau khớp. Tuy nhiên khi trở nặng, bệnh có thể gây sưng, chảy máu nướu răng, cơ thể bị bầm tím, tóc bị tổn thương, máu chảy vào các khớp và cơ bắp gây đau dữ dội.
Trẻ em khi mắc bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của cơ thể, gây ra tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng. Trong trường hợp xấu nhất, bệnh Scorbut xuất hiện các biến chứng như xuất huyết nội bộ, dẫn đến tử vong.
Căn bệnh trở lại ở các quốc gia hiện đại!
Về cơ bản, bệnh Scorbut thường xuất hiện ở các quốc gia đang phát triển, những nước nghèo không có điều kiện ăn uống đầy đủ. Nhưng tại sao các quốc gia hiện đại, đi đầu trong lĩnh vực y khoa lại là nơi "hoành hành" của căn bệnh?
Chắc các bạn không tin nhưng đây là sự thật! Các nước phát triển hiện nay đang có tỷ lệ suy dinh dưỡng cực kỳ phổ biến.
Sự thật này được bác sĩ Eric Churchill ở Springfield, Massachusetts (Mỹ) vô tình phát hiện. Trong vòng sáu năm qua, ông cùng với nhóm cộng tác đã tiến hành chẩn đoán gần 30 trường hợp mắc bệnh Scorbut. Đây thực sự là con số khủng khiếp khiến họ ngạc nhiên.
Bác sĩ Churchill chia sẻ thẳng thắn: "Do cuộc sống ngày càng bận rộn, nhiều người thường chọn những món ăn có nhiều chất béo, giàu calorie và dễ gây no."
"Đối với những người có ngân sách eo hẹp, chắc chắn những món ăn dễ no, đầy chất béo sẽ cuốn hút bạn hơn là trái cây và rau quả." - Churchill chia sẻ.
Trong tự nhiên, rất nhiều loài động vật có khả năng tự tổng hợp vitamin C. Nhưng rất tiếc, con người thì không thể, nên chúng ta cần các nguồn thực phẩm bổ sung vitamin. Và bởi con người ngày càng coi thường chuyện ăn uống, nên căn bệnh Scorbut mới có chỗ xuất hiện.
May mắn là căn bệnh có thể được điều trị dễ dàng. Chỉ cần bổ sung hàm lượng vitamin C đầy đủ trong chế độ ăn uống là được, cũng như tăng thêm sức đề kháng của cơ thể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán