Khám phá

Cận cảnh cây mít cổ thụ hơn 500 tuổi được trồng trên đất 'đế vương' ở Cổ Loa, thuộc top 'cao niên' nhất Việt Nam

Trải qua hơn 500 năm tuổi nhưng cây mít cổ thụ này vẫn tràn đầy vượng khí và sức sống.

Người phụ nữ ở bộ lạc Phi vì có quá nhiều chàng trai theo đuổi, chồng xin nghỉ việc, suốt ngày ở nhà canh chừng vợ / Bộ lạc duy nhất không có đàn ông, phụ nữ sinh sản theo cách này, bỏ con trai và chỉ để lại con gái

Theo đó, nhà văn hoá xóm Chợ (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội) là nơi tọa lạc của một cây mít cổ thụ với thân cây cổ quái, xù xì có tuổi thọ hơn 500 tuổi.

Cận cảnh cây mít cổ thụ hơn 500 tuổi được trồng trên đất 'đế vương' ở Cổ Loa, thuộc top 'cao niên' nhất Việt Nam 3

Cây mít cổ thụ

Cây mít cổ thụ này đã trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử nhưng vẫn đứng sừng sững qua bao đời. Đây là cây được người dân xã Cổ Loa trồng trên “đất Đế Vương” xưa với những cành lá ngày một xum xuê. Đáng nói, dù thân còn găm những mảnh bom thời chiến vậy mà cây mít cổ thụ này vẫn tràn đầy vượng khí, vươn xanh đón ánh mặt trời.

Cận cảnh cây mít cổ thụ hơn 500 tuổi được trồng trên đất 'đế vương' ở Cổ Loa, thuộc top 'cao niên' nhất Việt Nam 2

Đây cũng được cho là cây mít cổ thụ 'cao niên' nhất Việt Nam. Không chỉ toả bóng mát cho người dân làng hóng mát, tập thể dục mà cây mít cổ thụ này còn thu hút sự chú ý cho du khách mỗi lần tham quan ở Cổ Loa.

Người dân ở đây cho biết, dù đã nhiều tuổi nhưng cây mít này vẫn cho ra quả hàng năm; vào tháng 7, tháng 8 thì mít chín: "Theo lời các cụ truyền lại thì cây mít này quả to, dai, ngon lắm nhưng giờ cây già cỗi theo thời gian nên quả chỉ còn được 3-4 kg..."

Cận cảnh cây mít cổ thụ hơn 500 tuổi được trồng trên đất 'đế vương' ở Cổ Loa, thuộc top 'cao niên' nhất Việt Nam 1

Người dân tại đây cũng phải bón phân đầu mùa, thường xuyên tưới nước cho cây đại thụ.

 

"Do cây mít đã nhiều tuổi, chất đất phục vụ cây sinh trưởng không còn màu mỡ nên chúng tôi phải thường xuyên tưới, chăm sóc. Ông Hoà và nhiều người cho biết, vào đầu mùa xuân mít mới ra quả còn những quả ra thời điểm hiện tại thì không thể trưởng thành và chín được do thời tiết lạnh buốt và vào ban đêm có sương muối.” - vị Trưởng xóm Chợ từng chia sẻ với truyền thông vào năm 2021.

Cây mít cổ thụ 500 tuổi trồng trên đất đế vương ở Cổ Loa thuộc vào hạng quý hiếm và được cấp bằng công nhận là cây di sản Việt Nam. Cây mít ở Cổ Loa có giá trị lớn về văn hoá lịch sử, được ví như linh hồn và biểu tượng được người dân nơi đây tôn sùng.

Cận cảnh cây mít cổ thụ hơn 500 tuổi được trồng trên đất 'đế vương' ở Cổ Loa, thuộc top 'cao niên' nhất Việt Nam 0

Mít là loại cây được trồng phổ biến dọc cả 3 miền nước ta. Ở các làng quê Việt Nam, người dân ưa thích việc trồng các cây cổ thụ để làm lấy bóng mát. Trong đó, cây mít là một trong những lựa chọn hàng đầu khi vừa cho trái vừa cho bóng mát. Ngoài ra, loại cây này còn được xem là biểu tượng cho sự bền bỉ, mang lại may mắn cho gia đình. Không những thế, gỗ mít còn là loại gỗ quý dùng làm đồ thờ hoặc làm nhà.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm