Cận cảnh chùa Bà Thiên Hậu - ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á
Ghé thăm những ngôi chùa cổ đẹp nhất miền Bắc / Ngắm ngôi chùa Khmer đẹp nhất Nam Bộ
Chùa Thiên Hậulà một điểm du lịch nổi tiếng thuộc khu người gốc Hoa ở Malaysia, tọa lạc trên đồi Robson giữa thủ đô Kuala Lumpur. Ngôi chùa có diện tích 6.760 m2, là công trình tâm linh thờ cúng Thiên Hậu lớn nhất Đông Nam Á. Chùa được khánh thành vào 3/9/1989 sau hai năm xây dựng.
Không chỉ là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á, với tổng diện tích lên đến 1,67 mẫu. Chùa Thờ Bà Thiên Hậu – Thean Hou Temple còn làm cho mọi người phải choáng ngợp với phong cách Trung Hoa đẹp chẳng thể nào rời mắt. Không chỉ là ngôi chùa linh thiêng, nơi đây còn là điểm đến du lịch Malaysia hấp dẫn du khách trong và ngoài khu vực.
Cận cảnh chùa Bà Thiên Hậu - ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á
Thánh mẫu Thiên Hậu, hay nữ thần biển Ma Tổ (Mazu), là một vị thần linh thiêng trong tín ngưỡng của người Trung Quốc. Theo truyền thuyết, nữ thần tiền thân là một cô gái tên Lâm Mặc (ở cảng Tây An, tỉnh Phúc Kiến) có khả năng tiên tri thời tiết giúp đỡ ngư dân. Đặc biệt, cô đã xuất hồn bay đến giữa biển khơi cách nhà hàng trăm cây số để cứu cha và anh trai trong cơn bão, nhưng người cha không qua khỏi. Sống trong đau buồn, khi 28 tuổi, Lâm Mặc rời xa trần thế khi đang ngủ. Từ đó, để tỏ lòng tôn kính người dân địa phương đã thờ cúng cô thành thần và cầu xin trợ giúp khi đi trên sông nước hoặc đi xa bằng đường biển.
Chùa Bà Thiên Hậu – Thean Hou Temple có 4 tầng chính:
Tầng 1: nơi bày bán đồ lưu niệm và các quầy đồ ăn chay.
Tầng 2: nơi tổ chức lễ cưới cho đám cưới của cộng đồng người Hoa tại Malaysia.
Tầng 3: văn phòng và nơi đăng ký tiệc cưới.
Tầng trên cùng (theo quan niệm người Hoa không nói số 4 bị cho rằng nó không tốt): đây là nơi thờ phụng, diễn ra các nghi lễ cúng hàng ngày.
Bên hông chùa có một khoảng sân đặt tượng 12 con giáp. Bên trong là chính điện tôn trí với 3 pho tượng: ở giữa là Tượng thờ Thiên Hậu nương nương. Vị thần có vai trò quan trọng trong tín ngưỡng của người Hoa và người Việt gốc Hoa. Bà là vị thần phù hộ cho ngư dân và những người đi biển. Bà được tôn kính ở các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là ở Đài Loan.
Chùa Thiên Hậu ở Kuala Lumpur do cộng đồng người dân đảo Hải Nam di cư đến đây xây dựng và quản lý. Chùa được xây theo lối kiến trúc truyền thống Trung Quốc. Cấu trúc mái vòm uốn cong vút và ngói xếp kiểu âm dương mang nhiều nét tương đồng với các chùa của người gốc Hoa ở Việt Nam cũng như trong khu vực châu Á.
Nổi tiếng linh thiêng với lối kiến trúc độc đáo, đặc biệt là hàng hàng chiếc đèn lồng đỏ được trang trí đẹp mắt, được xem là biểu tượng cho tín ngưỡng tôn giáo của cộng đồng người Hoa sống ở khu phố Tàu Kuala Lumpur, Malaysia.
Các họa tiết trang trí của công trình có nhiều màu sắc sặc sỡ. Đỏ, vàng là màu chủ đạo xuất hiện nhiều nhất ở các cột trụ, kèo ngang, mái ngói. Một số chi tiết chạm khắc tinh xảo như tấm phù điêu giữa lối đi, thanh diềm dưới được sơn màu nổi bật.
Đặc biệt, ngôi chùa thu hút du khách bởi hàng trăm chiếc đèn lồng đỏ rực treo san sát trong khuôn viên. Vào các dịp lễ lớn Phật Đản, Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán… chùa càng được trang hoàng lộng lẫy.
Khách viếng chùa có thể xin quẻ rồi nhờ người làm việc tại chùa dịch ra tiếng Anh. Bên cạnh việc thờ cúng, chùa còn cung cấp dịch vụ bói toán, đăng ký kết hôn, tổ chức đám cưới cùng một số hoạt động như lớp võ cổ truyền, khí công, thái cực quyền…
Hiện chùa chưa có quy định cụ thể về trang phục của khách đến thăm viếng. Nhiều du khách địa phương và nước ngoài vẫn mặc quần ngắn trên đầu gối, áo hở vai, đến thực hiện các nghi thức cúng bái. Chính điện không cho phép thắp nhang, ai muốn làm lễ sẽ thắp ở ngoài với tối đa 4 que nhang một người.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao rắn lại sợ lươn? Hé lộ khả năng đặc biệt của lươn
Long bào của Tần Thủy Hoàng là màu đen, vì sao sau này không có hoàng đế nào dám mặc? Lý do rất thực tế
Để giải quyết những vấn đề 'sinh lý', người xưa đã phát minh ra một căn phòng như vậy, địa vị phụ nữ thấp đến đáng thương
CLIP: Cuộc đối đầu nảy lửa giữa chó Pitbull và cá sấu, cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Rắn hổ mang kẹt đầu trong lon bia và hành trình giải cứu đầy kịch tính
Loại nấm vô cùng quý hiếm, trước đây là cống phẩm cho nhà vua, có giá hàng nghìn tỷ đồng, đắt hơn vàng cả nghìn lần