Khám phá

Cận cảnh cơ chế tự vệ dị thường nhất tự nhiên

Khi nhện mẹ mang bầu bị tấn công, các nhện con đã đột ngột thoát khỏi túi thai trên lưng nó ra ngoài cùng lúc.

CLIP: 'Choáng váng' khi nhìn thấy loài côn trùng có hình thù kỳ dị ở Đài Loan / Chiêm ngưỡng các tác phẩm lắp ghép được làm từ xác côn trùng chết

Anh Mathew Duncan ở California, Mỹ đã ghi lại được cơ chế phòng vệ kỳ lạ của loài nhện khi bắt nhốt 3 con nhện trưởng thành vào một cái bình thủy tinh. Một trong số những con nhện này là cá thể cái đang mang bầu.

Một con nhện khác có vẻ hiếu chiến, hung hăng tiến lại gần nhện mẹ trước khi nhảy xổ vào vồ nó. Khi cuộc đụng độ bắt đầu, nhện mẹ dường như "phun trào" lũ con ra khỏi túi thai trên lưng, khiến chúng bò rải rác khắp chiếc bình đựng.

Mặc dù hình ảnh dị thường dễ khiến chúng ta liên tưởng tới việc nhện mẹ dường như triệu hồi một đội quân tí hon để bảo vệ mình, nhưng một chuyên gia nhận định, con nhện gây hấn đơn giản có thể đã xé toạc túi thai mà các nhện cái thường phát triển trên lưng để chứa con.

Các nhện con đã đột ngột thoát khỏi túi thai trên lưng nó ra ngoài cùng lúc khi nhện mẹ bị tấn công.

Một giả thuyết khác là, nhện mẹ đã tạo cho các con cơ hội sống sót tốt nhất khi gặp nguy hiểm, bằng cách thả chúng ra thế giới bên ngoài. Dẫu vậy, cũng có ý kiến cho rằng, chính các nhện con đã ra "quyết định", chứ không phải mẹ của chúng.

Theo tiến sĩ Judith Lock, một chuyên gia sinh thái học hành vi thuộc Đại học Southampton (Anh), mọi việc trông cứ như lũ nhện con nhảy ra khỏi lưng của mẹ chúng khi cảm nhận được mẹ gặp nguy hiểm. Chuyên gia này giải thích, một vài loài nhện vẫn cho phép con cái của chúng sống trên lưng mẹ khi còn nhỏ, nhằm tạo cho chúng cơ hội tránh bị ăn thịt tốt hơn.

Trong khi đó, một chuyên viên chăm sóc các động vật không xương sống tại sở thú Bristol (Anh) nói, nếu nhện mẹ sử dụng việc "phun trào con" từ trên lưng như một cách xua đuổi kẻ tấn công, đây có thể là một trong những cơ chế tự vệ dị thường nhất tự nhiên.

Các cơ chế tự vệ đáng chú ý khác gồm cả cách ếch lông tự làm gãy các xương của nó khi gặp nguy hiểm, để chúng thò ra bên ngoài da và đóng vai trò như móng vuốt; hay cách sa giông sọc Iberia đẩy các xương sườn của nó xuyên qua da trước khi tiết chất độc qua các lỗ thủng tạo thành trên da; hoặc cách loài kiến Malaysia sử dụng các tuyến độc tố có khả năng phát nổ, bắn chất lỏng nguy hiểm vào kẻ thù khi chúng bị đe dọa.

 

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm