Cận cảnh cuộc sống thân thiện giữa cá mập và ngư dân
Cá mập voi khổng lồ sống rất thân thiện với những ngư dân tại vịnh Cenderawasih ở Indonesia.
Khởi nguồn ý tưởng về lỗ đen / Xem ngỗng "cao tay" giả chết để thoát thân khỏi đại bàng

Nhiếp ảnh gia Christopher Hamilton chụp ảnh thợ lặn và ngư dân bơi cùng cá mập voi khổng lồ ở ngoài khơi bờ biển Indonesia. (Nguồn: Daily Mail)

Cá mập voi bơi gần thuyền đánh cá trong khi các ngư dân đang làm công việc của họ. (Nguồn: Daily Mail)

Cá mập voi được coi là loài cá lớn nhất thế giới với chiều dài tối đa lên tới 14m, tương đương một chiếc xe bus hai tầng. (Nguồn: Daily Mail)

Cá mập voi thường ăn sinh vật phù du và những loài cá nhỏ. (Nguồn: Daily Mail)

Cá mập voi không tấn công con người nên chúng rất an toàn khi bơi gần chúng. Mặc dù vậy, chúng trông rất đáng sợ khi há miệng rộng. (Nguồn: Daily Mail)

Những người đàn ông không hề e sợ khi bơi cùng cá mập voi khổng lồ có thể nặng tới 20 tấn. (Nguồn: Daily Mail)

Loài cá khổng lồ này có khoảng 3.000 chiếc răng nhỏ trong miệng. (Nguồn: Daily Mail)

Cá mập voi sống ở vùng nhiệt đới và khu vực có nhiệt độ ôn hòa. Điều này đồng nghĩa chúng di chuyển hàng nghìn km trong mùa di cư hàng năm. (Nguồn: Daily Mail)

Cá mập voi thường xuất hiện ở vùng biển ngoài khơi Indonesia vào thời điểm từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm. (Nguồn: Daily Mail)

Họa tiết trên cơ thể cá mập voi khác nhau ở mỗi cá thể giống như vân tay của chúng ta. (Nguồn: Daily Mail)

Cá mập voi ngoi lên mặt nước để ăn những con cá nhỏ gần thuyền của ngư dân. (Nguồn: Daily Mail)

Vịnh Cenderawasih ở Indonesia là một trong những địa điểm lý tưởng nhất thế giới để quan sát cá mập voi. (Nguồn: Daily Mail)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'
Cột tin quảng cáo