Khám phá

Cận cảnh di tích thờ công chúa Nhồi Hoa nước Lào ở Ninh Bình

Đền thờ công chúa Nhồi Hoa là đền thờ đầu tiên của người nước ngoại tại Việt Nam, có ý nghĩa rất lớn và được GS.TS Lê Thị Quý đề xuất xây dựng Làng Văn hoá, du lịch Việt - Lào tại Thái Sơn.

Di tích Cố đô Huế: Phát lộ 2 cổng thành thời nhà Nguyễn / Toàn cảnh di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị

Ngày 23/12/2020, tại Ninh Bình Quỹ Văn hiến Việt Nam phối hợp với Tổng hội xây dựng Việt Nam, Sở Văn hoá Thể thao, Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình tổ chức hội thảo khoa học "Đền thờ công chúa Nhồi Hoa, nước Lào tại Ninh Bình - Biểu trưng của tình hữu nghị lâu đời giữa 2 dân tộc Việt - Lào".

Hội thảo được tổ chức để nghiên cứu sâu hơn về di tích để có phương cách tôn tạo, phát triển để nơi này trở thành địa điểm văn hoá du lịch hữu nghị thắm tình Việt - Lào.

GS.TS Lê Thị Quý - Chủ tịch Quỹ Văn Hiến Việt Nam cho biết, đền thờ công chúa Nhồi Hoa là đền thờ đầu tiên của người nước ngoại tại Việt Nam, có ý nghĩa rất lớn vàđề xuất xây dựng Làng Văn hoá, du lịch Việt - Lào tại Thái Sơn.

  Các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đã tới tham quan di tích đền Thượng Thái Sơn và cùng trao đổi, tìm hiểu về đặc điểm của di tích.

Các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đã tới tham quan di tích đền Thượng Thái Sơn và cùng trao đổi, tìm hiểu về đặc điểm của di tích.

  Công chúa nước Lào tên phiên âm Tiếng Việt là Nhồi Hoa theo lệnh vua cha đã đem vài trăm con voi sang giúp nước Việt đánh giặc. Sau khi giao xong đàn voi, trên đường trở về không maycông chúa lâm bệnh và qua đời tại đồi Đền (xã Sơn Lai, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình). Vua Lê Thánh Tông cho xây khu lăng mộ và cho lập đền thờ công chúa tại thôn Thái Sơn, xã Sơn Lai.

Công chúa nước Lào tên phiên âm Tiếng Việt là Nhồi Hoa theo lệnh vua cha đã đem vài trăm con voi sang giúp nước Việt đánh giặc. Sau khi giao xong đàn voi, trên đường trở về không maycông chúa lâm bệnh và qua đời tại đồi Đền (xã Sơn Lai, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình). Vua Lê Thánh Tông cho xây khu lăng mộ và cho lập đền thờ công chúa tại thôn Thái Sơn, xã Sơn Lai.

  Đường lên đền cây cối xanh mướt.

Đường lên đền cây cối xanh mướt.

 

Cận cảnh di tích thờ công chúa Nhồi Hoa nước Lào ở Ninh Bình 3

  Di tích nằm trên đỉnh đồi Đền giữa không gian làng quê yên bình với núi đồi hùng vĩ. Hiện nay di tích gồm 3 tòa, tòa Trung Đường và Hậu cung còn giữ nguyên vẹn kiến trúc “Tiền đao Hậu đấu”, lợp ngói vẩy, cửa được làm theo lối chân quay, then cài, bậc cửa bằng gỗ cao 30cm. Đỡ mái bằng hệ thống 4 cột cái và 12 cột quân đều bằng gỗ lim, các mảng chạm khắc mộc hóa long, hóa văn lá lật tại ván mê, câu đầu còn nguyên bản thời Nguyễn.

Di tích nằm trên đỉnh đồi Đền giữa không gian làng quê yên bình với núi đồi hùng vĩ. Hiện nay di tích gồm 3 tòa, tòa Trung Đường và Hậu cung còn giữ nguyên vẹn kiến trúc “Tiền đao Hậu đấu”, lợp ngói vẩy, cửa được làm theo lối chân quay, then cài, bậc cửa bằng gỗ cao 30cm. Đỡ mái bằng hệ thống 4 cột cái và 12 cột quân đều bằng gỗ lim, các mảng chạm khắc mộc hóa long, hóa văn lá lật tại ván mê, câu đầu còn nguyên bản thời Nguyễn.

  Hàng năm, tại di tích diễn ra lễ hội truyền thống vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. Trong lễ hội ngoài phần rước kiệu, tổ chức tế, còn tổ chức nhiều hoạt động phần Hội, đặc biệt có múa hát theo điệu Chăm Pa (điệu múa hát cổ truyền của nước Lào) để tưởng nhớ về công lao của công chúa Nhồi Hoa và tôn vinh truyền thống tốt đẹp hai dân tộc Việt - Lào.

Hàng năm, tại di tích diễn ra lễ hội truyền thống vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch. Trong lễ hội ngoài phần rước kiệu, tổ chức tế, còn tổ chức nhiều hoạt động phần Hội, đặc biệt có múa hát theo điệu Chăm Pa (điệu múa hát cổ truyền của nước Lào) để tưởng nhớ về công lao của công chúa Nhồi Hoa và tôn vinh truyền thống tốt đẹp hai dân tộc Việt - Lào.

 

  Ngoài ra di tích còn lưu giữ được ban thờ có ảnh công chúa chạm trên gỗ cùng nhiều đồ thờ tự có giá trị, đặc biệt là 04 sắc phong triều Nguyễn, trong đó có sắc phong vào ngày 12 tháng 1 năm Tự Đức thứ 6 (1852) phong cho bà mỹ tự “Linh Quang Huyền Cảm Diễm Quyên Nhàn Uyển chi thần”. Sắc phong ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924) Bà được phong là Thượng đẳng thần.

Ngoài ra di tích còn lưu giữ được ban thờ có ảnh công chúa chạm trên gỗ cùng nhiều đồ thờ tự có giá trị, đặc biệt là 04 sắc phong triều Nguyễn, trong đó có sắc phong vào ngày 12 tháng 1 năm Tự Đức thứ 6 (1852) phong cho bà mỹ tự “Linh Quang Huyền Cảm Diễm Quyên Nhàn Uyển chi thần”. Sắc phong ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924) Bà được phong là Thượng đẳng thần.

  Công chúa Nhồi Hoa là người mang đàn voi sang và huấn luyện voi để giúp nước Việt đánh giặc.

Công chúa Nhồi Hoa là người mang đàn voi sang và huấn luyện voi để giúp nước Việt đánh giặc.

 

  Lăng Công chúa nước Lào nằm cạnh bên đền thờ. Các ngày rằm, mùng một nhân dân trong vùng đều dọn dẹp khuôn viên đền và thắp hương lễ bái, sùng kính Công chúa Nhồi Hoa như một danh nhân đất Việt.

Lăng Công chúa nước Lào nằm cạnh bên đền thờ. Các ngày rằm, mùng một nhân dân trong vùng đều dọn dẹp khuôn viên đền và thắp hương lễ bái, sùng kính Công chúa Nhồi Hoa như một danh nhân đất Việt.

  Đền thờ được UBND tỉnh Ninh Bình công nhận là di tích cấp tỉnh năm 2007.

Đền thờ được UBND tỉnh Ninh Bình công nhận là di tích cấp tỉnh năm 2007.

 

Cận cảnh di tích thờ công chúa Nhồi Hoa nước Lào ở Ninh Bình 10

  Ngôi đền thờ Công chúa nước Lào là di tích lịch sử, văn hóa đặc biệt minh chứng hiện thực về tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt - Lào. Quỹ Văn Hiến Việt Nam cùng UBND tỉnh Ninh Bình và nhiều đơn vị đang nghiên cứu, tìm hiểu kỹ hơn về di tích để có phương cách tôn tạo, phát triển di tích trong đề án Làng Văn hoá, du lịch Việt - Lào tại Thái Sơn.

Ngôi đền thờ Công chúa nước Lào là di tích lịch sử, văn hóa đặc biệt minh chứng hiện thực về tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt - Lào. Quỹ Văn Hiến Việt Nam cùng UBND tỉnh Ninh Bình và nhiều đơn vị đang nghiên cứu, tìm hiểu kỹ hơn về di tích để có phương cách tôn tạo, phát triển di tích trong đề án Làng Văn hoá, du lịch Việt - Lào tại Thái Sơn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm