Khám phá

Cận cảnh hồ băng khổng lồ trên Sao Hỏa

Hồ băng khổng lồ đẹp như tiên cảnh, có thể là di tích một thảm họa dữ dội trong lịch sử Sao Hỏa.

Hé lộ những lời tiên tri Vanga cho năm 2019 / Bật mí những sự thật bất ngờ về các loài động vật

Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) vừa công bố loạt ảnh chụp bởi tàu vũ trụ Mars Express - chiến binh không người lái đầu tiên của cơ quan này, được đưa lên một hành tinh khác. Trong các bức ảnh, một hồ rộng lớn và trắng xóa màu băng giá nổi bật giữa không gian màu nâu đỏ cằn cỗi.

Cận cảnh hồ băng khổng lồ trên Sao Hỏa - Ảnh 1.

Hồ băng trong "bẫy lạnh" Korolev Crater trên Sao Hỏa- ảnh: ESA

Hồ Korolev Crater được cho là chiếc hố khổng lồ tạo ra từ một vụ va chạm không gian nảy lửa. Trên hành tinh này, các "crater" xuất hiện khá dày đặc, thường là các miệng núi lửa hoặc hố do các thiên thạch, tiểu hành tinh lao xuống mặt đất tạo nên.

Cận cảnh hồ băng khổng lồ trên Sao Hỏa - Ảnh 2.

Ảnh: ESA

Tuy nhiên, hố thiên thạch hiếm hoi này có diện tích ngoài sức tưởng tượng - 82 km2. Nếu quả thật có nguồn gốc từ thiên thạch, nó hẳn là một đại thảm họa trong lịch sử Sao Hỏa

Theo các nhà khoa học ESA, cảnh quan tuyệt đẹp này được tạo ra bởi phần sâu nhất Korolev Crater là một chiếc "bẫy lạnh" tự nhiên. Ước tính nơi sâu nhất thấp hơn miệng hố tới 2 km, khiến không khí di chuyển qua lớp băng lạnh và chìm xuống. Lớp không khí lạnh tồn tại trên mặt giữ cho nước trong hố luôn luôn đóng băng, không bị nóng lên và biến mất.

Cận cảnh hồ băng khổng lồ trên Sao Hỏa - Ảnh 3.

Chiến binh Mars Express của ESA - ảnh: ESA

 

Cận cảnh hồ băng khổng lồ trên Sao Hỏa - Ảnh 4.

Ảnh: ESA

Đó cũng là lý do hồ này không chứa tuyết như nghi ngờ ban đầu mà thực thụ là một khối nước đá khổng lồ, nơi dày nhất lên tới 1,8 km. Một lượng nhỏ băng cũng vương bên miệng hố, xen lẫn với đất màu nâu đỏ tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp.

Cận cảnh hồ băng khổng lồ trên Sao Hỏa - Ảnh 5.

Ảnh: ESA

Hố thiên thạch này được đặt theo tên kỹ sư tên lửa, nhà thiết kế tàu vũ trụ Sergei Korolev - cha đẻ của công nghệ vũ trụ Liên Xô. Ông Korolev đã làm việc trong chương trình Sputnik đưa những vệ tinh nhân tạo đầu tiên lên quỹ đạo trái đất từ năm 1957; hay chương trình thám hiểm của Vostok - con tàu vũ trụ mang theo Yuri Gagarin, người đầu tiên lên mặt trăng vào năm 1961…

Cận cảnh hồ băng khổng lồ trên Sao Hỏa - Ảnh 6.

Sao Hỏa - ảnh: ESA

 

Cùng với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), ESA cũng đang tăng tốc cho các cuộc đua tìm kiếm sự sống và thiết lập căn cứ ở Sao Hỏa. Các hồ băng như Korolev Crater là báu vật của các nhà khoa học bởi nó là nước đóng băng, có thể phục vụ cho cuộc sống con người, trồng trọt và thậm chí là làm nhiên liệu cho các thiết bị vũ trụ.

Theo nld.com.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm