Khám phá

Cận cảnh "ma cà rồng" vũ trụ "hút máu" đồng loại đến phát nổ

Một nhóm nghiên cứu đa quốc gia đã bắt được khoảnh khắc có 1 không 2, khi một sao lùn trắng "ma cà rồng" ngấu nghiến người hàng xóm khổng lồ đến phát nổ thành siêu tân tinh.

Machimosaurus rex: Loài cá sấu nước mặn to lớn nhất từng được con người phát hiện / Săn lùng những viên ngọc "chết chóc"

Một nhóm lên đến 130 nhà thiên văn học quốc tế đã trình làng hình ảnh đồ họa ngoạn mục dựa trên nhóm hình ảnh thực mà họ quan sát được về cái chết dữ dội của một thiên thể được họ đặt biệt danh là "ma cà rồng vũ trụ".

Sử dụng dữ liệu từ kính viễn vọng không gian Kepler của NASA, kết hợp dữ liệu bổ sung từ các kính viễn vọng mặt đất đặt ở Chile và đảo Hawaii, nhóm nghiên cứu đã lọc ra hình ảnh của một siêu tân tinh sáng rực rỡ cách chúng ta khoảng 170 triệu năm ánh sáng, tên là SN 2018oh.

Điển kỳ thú nhất chính là giai đoạn cuối trước khi vật thể này hóa thành siêu tân tinh – thuật ngữ dùng để chỉ phút bùng nổ cuối cùng của một ngôi sao trước khi nó chết hẳn. Vật thể này vốn là một ngôi sao lùn trắng già cỗi và là một "ma cà rồng" đáng sợ thuộc về một thiên hà láng giềng với chúng ta.

Cận cảnh ma cà rồng vũ trụ hút máu đồng loại đến phát nổ - Ảnh 2.

Cận cảnh ma cà rồng vũ trụ đang "hút máu" ngôi sao khổng lồ bên cạnh - Ảnh: NASA

Thông qua hình ảnh phục dựng, nhóm nghiên cứu đã mô tả cách sao lùn trắng này ngấu nghiến một cách không thương tiếc ngôi sao trẻ láng giềng, một vật thể lớn hơn nó nhiều lần. Nó hút máu người láng giềng trẻ y hệt cách ma cà rồng Dracula hút máu các thiếu nữ trẻ.

Tuy nhiên, sau một hồi hút no nê vật chất từ ngôi sao bên cạnh, ma cà rồng vũ trụ đã phát nổ thành một siêu tân tinh. Theo các tính toán, siêu tân tinh này mất tận 3 tuần để đạt được độ sáng cực đại trước khi bước vào giai đoạn tàn lụi.

Theo tiến sĩ Brad Tucker (Đại học Quốc gia Úc), thành viên nhóm nghiên cứu, sự kiện thú vị trên không chỉ để ngắm nhìn. Các siêu tân tinh với ánh sáng mạnh mẽ, có thể quan sát được từ trái đất giúp các nhà thiên văn có thêm dữ liệu để đo đạc khoảng cách đến các thiên hà mẹ nơi sở hữu siêu tân tinh đó, vốn rất quan trọng trong việc đo đạc vũ trụ.

Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal và Astrophysical Journal Letters.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm