Cận cảnh phần đuôi "lai nhện" của loài rắn độc dị thường
Loài rắn có nọc độc mạnh nhất hành tinh: Vết cắn phá hủy nội tạng, đủ giết 100 người 1 lúc / Khó tin: Tưởng đóng vai con mồi, ngờ đâu chuột bạch giết luôn cả rắn hổ mang
Việc kiểm tra mẫu vật đầu tiên năm 1970 hé lộ, phần đuôi giống nhện thực sự là một phần cơ thể của con rắn lạ, mặc dù các nhà nghiên cứu khi đó không thể xác định đây là một dạng phản ứng với ký sinh trùng, khối u hay kết quả của đột biến gen. Mẫu vật thứ hai mang phần đuôi giả nhện, bắt được năm 2001 cho thấy, đây là một loài sở hữu đặc điểm dị thường này.
Năm 2006, các nhà nghiên cứu đã chính thức công bố bản mô tả về loài rắn viper Ba Tư có sừng, đuôi nhện và đặt tên khoa học cho chúng là Pseudocerastes urarachnoides.
Các nhà khoa học tiếp tục bắt được 2 mẫu rắn sống của loài rắn này vào năm 2008 và đã quay phim hoạt động của phần đuôi nhện. Họ nhận định, phần đuôi biến dạng cực điểm này đóng vai trò thu hút con mồi.
Để kiểm tra giả thuyết này, năm 2009, nhóm nghiên cứu do chuyên gia Fathinia đứng đầu đã thả một con chim non vào chuồng nhốt rắn. Sau nửa tiếng đồng hồ, con chim đã mổ vào phần đuôi giống nhện, rồi bị lôi kéo về phía đầu rắn. Cuối cùng, con chim bị rắn hạ gục và giết chết.
Kết quả thí nghiệm đã xác thực, giả thuyết ban đầu của các nhà khoa học là đúng đắn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt duy nhất trên thế giới làm tướng của 2 quốc gia, được đặt tên đường ở cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
Hố vàng lớn nhất thế giới? Với bán kính 200 km2, nó chứa hơn một nửa số vàng của thế giới
Nhà bác học duy nhất Việt Nam thông thạo 26 thứ tiếng ở tuổi 25: Được đặt tên cho đường, trường học
Tứ đại gia được mệnh danh ‘tỷ phú’ giàu có bậc nhất Việt Nam thời xưa: Là ‘ông tổ’ của loạt nghành nghề
Dòng sông dài hơn 40km cắt đôi 2 khu rừng của Việt Nam được xếp loại quý hiếm bậc nhất trên thế giới
Tây Du Ký 1986: Phát hiện 'hạt sạn' của Thổ Địa qua mặt khán giả suốt gần 40 năm qua