Cận cảnh sự “lột xác” của huyền thoại Bom Bo
Giữa cuộc sống sung túc, nhịp chày Bom Bo của đồng bào S'Tiêng như vọng lại từ quá khứ, hòa quyện cùng giai điệu bài ca bất hủ về sóc Bom Bo.
Sư tử đực rình rập để 'táng' vào mặt báo đốm đang ngủ / Khám phá kinh ngạc về loài chim thích xơi... cá mập
Bom Bo là địa danh được cả nước biết đến qua bài hát "Tiếng chày trên sóc Bom Bo" của nhạc sĩ Xuân Hồng. Bài hát được khơi nguồn cảm hứng từ công cuộc xây dựng đời sống và đấu tranh anh hùng của nhân dân sóc Bom Bo (ngày nay thuộc địa phận huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước).
Cuộc sống ở Bom Bo giờ đây đổi thay rất nhiều. Những nếp nhà sàn mộc mạc và tiếng chày giã gạo dập dìu của người dân tộc S'Tiêng đã dần dần đi vào năm tháng. Thay vào đó là một cuộc sống mới hiện đại và sung túc.
Ánh sáng văn hóa đã lan tỏa trên vùng đất mà một thời người dân mong cái chữ như mong có cơm có gạo.
Bên cạnh làm nương rẫy để sản xuất lương thực, thực phẩm, nhiều người dân ở Bom Bo đã làm giàu nhờ cây điều và cây cà phê.
Những vườn điều xanh mát nằm trên sườn đồi thoai thoải là hình ảnh quen thuộc ở Bom Bo.
Loại cây đem lợi nhuận cao này đã giúp nhiều hộ gia đình đổi đời.
Quá khứ bi tráng của sóc Bom Bo được lưu giữ trong nhà bia tưởng niệm liệt sĩ.
Đây là nơi khắc tên những người con của dân tộc S'Tiêng đã ngã xuống trong cuộc kháng chiến thống nhất đất nước.
Nhà văn hóa Bom Bo là nơi lưu giữ một phần linh hồn của mảnh đất Bom Bo xưa kia.
Nhịp chày Bom Bo của đồng bào S'Tiêng như vang vọng lại từ quá khứ, hòa quyện cùng giai điệu bài ca bất hủ của nhạc sĩ Xuân Hồng. Ngày nay, bên cạnh dân tộc S'Tiêng, Bom Bo là nơi sinh sống của hơn 10 dân tộc khác nhau, trong đó có cá các dân tộc miền núi phía Bắc anh em như Tày, Nùng... di cư vào Tây Nguyên.
Do những thay đổi về địa giới hành chính của tỉnh Bình Phước mà đến năm 2008, sóc Bom Bo trở thành thôn 1 của xã Bình Minh. Vào năm 2012, theo nguyện vọng của người dân, tên gọi Bom Bo đã được khôi phục.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật về mức điện áp 110V, vì sao Việt Nam sử dụng 220V còn Mỹ và Nhật vẫn kiên quyết dùng 110V?
CLIP: Rồng Komodo hạ gục trâu chỉ với một cú cắn chí mạng
Kỳ lạ Bộ tộc đã sống dưới nước hơn 15.000 năm, phổi và lá lách to hơn người bình thường
CLIP: Chú chó "nhận bài học đắt giá" khi tấn công nhím
Việt Nam có loài sinh vật kỳ dị bậc nhất thế giới, có khả năng khó tin, hiếm người bắt gặp được
Cung điện 'siêu to khổng lồ' của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng có gì mà khiến thích khách khiếp vía?
Cột tin quảng cáo