Cận cảnh "thợ săn" đào tìm ngà voi ma mút trong lớp băng vĩnh cửu ở Nga
Những thợ săn người Nga đang mạo hiểm mạng sống của mình khi khai quật trái phép những chiếc ngà voi ma mút thời tiền sử được bảo quản trong băng vĩnh cửu ở Yakutia và bán thị trường ngà voi châu Á. Các đối tượng này có thể kiếm được bộn tiền bởi ngà voi ma mút và sừng tê giác thời tiền sử có giá tương đương vàng hay còn gọi là “vàng trắng”.
Top 10 nhà phát minh trẻ tuổi nhất thế giới / Huyền bí xác chết Tây Tạng 600 năm không phân hủy
Những đám thợ mỏ này đào đường hầm vào sườn đồi dọc theo sông Yakutia, thuộc vùng Viễn Đông, cách Thủ đô Matxcơva khoảng 6.000km về phía Đông. Nếu tìm được thứ mà người ta coi là “vàng trắng”, “chiến lợi phẩm” có thể lên đến cả triệu đô.
Lều của những người truy tìm dấu vết xác động vật thời tiền sử ở vùng hoang dã của Nga. Họ có thể lăn lộn ở khu vực này suốt 5 tháng để tìm hiện vật có giá trị
Một khi được tìm thấy, chúng được làm sạch bằng cỏ và bọc kỹ trước khi đưa đến thương nhân Trung Quốc. Chiếc ngà voi ma mút này có thể được trả 34.000 USD cho 65kg, theo báo cáo FreeRadioEurope.
Sừng tê giác - được niêm phong trong băng vĩnh cửu, cũng có thể được bán cho thương nhân. Chúng được nghiền thành bột trước khi được bán trên thị trường thuốc và giá thậm chí còn nhỉnh hơn vàng.
Một chiếc sừng tê giác nặng 2,4kg cũng được bán với giá 14.000 USD.
Các cư dân Nga mạo hiểm theo đuổi “nghề” này vì chỉ cần 1 lần tìm thấy, họ sẽ có được một khoản tiền để đổi đời, so với mức thu nhập bình quân 500USD/tháng trong khu vực.
Mặc dù có những người phất lên rất nhanh, nhưng hầu hết những thợ mỏ ra về trắng tay. Tiến sĩ Valery Platnikov, một nhà cổ sinh vật học nói rằng, chỉ khoảng 20-30% “thợ săn” sẽ tìm thấy thứ gì đó đủ quan trọng để kiếm lợi nhuận.
“Thật đáng buồn, rất nhiều người trong số họ đã vay ngân hàng để trả cho những chuyến đi này”, ông Valery Platnikov nói.
Một bản đồ cho thấy vị trí của băng vĩnh cửu và vùng Yakutsk. Ở đây, xương và ngà voi còn nguyên vẹn khi chúng bị ướp trong lớp băng vĩnh cửu, không bị các vi sinh vật phá hỏng.
Những người này đều phải chấp nhận điều kiện nguy hiểm trong quá trình săn tìm xác động vật đã tuyệt chủng hơn 4.000 năm. Những ngày trời ấm áp hơn, xung quanh muỗi rất nhiều
Sau khi khai thác, sừng thường được chạm khắc công phu. Bộ này có thể được bán với giá khoảng 1 triệu USD ở Hồng Kông
Các thợ mỏ cũng thường xuyên cảnh giác với sự xuất hiện của cảnh sát. Nếu bị bắt, họ sẽ chịu khoản tiền phạt tương đối nhỏ - mức 45 USD, nhưng “quá tam ba bận”, các cáo buộc sẽ rất nghiêm trọng
Mặc dù việc khai thác voi ma mút có thể xin giấy phép nhưng trong những năm gần đây, các thương nhân Trung Quốc đã chuyển nhiều hơn sang thị trường chợ đen, vì các công ty khai thác hợp pháp đã không cung cấp đủ ngà voi thời tiền sử.
Hơn nữa, dù có khai thác hợp pháp thì thủ tục xuất khẩu qua hải quan cũng phức tạp và kéo dài, một thương nhân tiết lộ
Voi ma mút từng tồn tại ở Nga từ 400.000 năm trước cho đến cuối kỷ Pleistocene 10.000 năm trước. Những sinh vật cuối cùng của loài này đã chết cách đây khoảng 4.000 năm.
Trong một nỗ lực nhằm hạn chế việc buôn bán ngà voi ma mút, những hiện vật cổ đại này đang được xem xét đưa vào danh sách được bảo vệ bởi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật và thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (Cites) vào năm ngoái
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo