Cận cảnh "thủy quái" khổng lồ sông Mekong cực hiếm
Do bị đánh bắt quá nhiều, loài cá da trơn khổng lồ sông Mê Kông đã trở nên cực hiếm, rất khó gặp.
Rùng mình quái vật ăn thịt người vùng Trung Đông / Kho ảnh khổng lồ về Việt Nam 1991-1993: Bên bờ hồ Gươm
Cá da trơn khổng lồ sông Mê Kông là loài cá rất lớn thường được tìm thấy xung quanh lưu vực sông Mê Kông ở Đông Nam Á. (Nguồn Boredomtherapy)
Mặc dù được người dân địa phương biết đến từ nhiều thế kỷ trước với cái tên thủy quái nhưng các nhà khoa học nắm được rất ít thông tin về loài cá khổng lồ này. (Nguồn Boredomtherapy)
Bởi vì hiện tại, loài cá khổng lồ cực hiếm khi xuất hiện. Không ai tìm được khu vực thường trú của cá da trơn khổng lồ cũng không một ai biết tập tính sinh hoạt của nó. (Nguồn Boredomtherapy)
Phải cực kỳ may mắn, họ mới có thể đánh bắt được loài cá khổng lồ quý hiếmnày. (Nguồn Boredomtherapy)
Loài cá này tăng trưởng rất nhanh, khi trưởng thành có thể nặng khoảng gần 350kg, dài hơn 3m. (Nguồn Boredomtherapy)
Với kích thước và trọng lượng khổng lồ này, cá da trơn khổng lồ sông Mê Kông có thể là loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới. (Nguồn Boredomtherapy)
Thức ăn của loài cá này khá kỳ lạ. Vào năm đầu tiên của cuộc đời, chúng chỉ ăn các động vật phù du để lớn. Sau một năm, chúng chuyển sang ăn loại tảo phát triển trên những hòn đá ngập nước và... chim bồ câu. (Nguồn Boredomtherapy)
Sau 14 năm được khoa học ghi nhận, loài cá da trơn khổng lồ sông Mê Kông này đã sụt giảm dân số hơn 80% do bị đánh bắt quá nhiều, trở thành loài cá lọt vào danh sách nguy cấp, đứng bên bờ vực tuyệt chủng. (Nguồn Boredomtherapy)
Tuy vậy, tương lai của cá da trơn khổng lồ sông Mê Kông rất ảm đạm bởi chính quyền không thể ngăn chặn được tình trạng đánh bắt loài cá này của các ngư dân địa phương. (Nguồn Boredomtherapy)
Nếu không có biện pháp cứng rắn để bảo vệ kịp thời rất có thể cá da trơn khổng lồ sông Mê Kông chỉ còn tồn tại trên những hình ảnh trong sách vở. (Nguồn Boredomtherapy)
Cận cảnh một con cá da trơn khổng lồ bị một cần thủ câu được. (Nguồn Boredomtherapy)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Cột tin quảng cáo