Cận cảnh vẻ đẹp của hoa sỏi - loài hoa mọc lên từ đá
Hoa sỏi (thạch lan, hoa đá, ngọc thạch đầu) là loại thực vật mọng nước có nguồn gốc từ châu Phi. Hoa sỏi mọc ở các vùng đất khô cằn vì vậy chúng có vẻ ngoài khác đặc biệt. Nếu không để ý rất có thể nhầm tưởng đó là những viên sỏi nhỏ.
Hoa Ban nở trắng tinh khôi giữa núi rừng Tây Bắc / Đến "Đà Lạt của vùng Tây Bắc" ngắm hoa mận trắng

Hoa sỏi có tên khoa học là Lithops.

Đây là chi thực vật có hoa trong họ Aizoaceae.

Thạch lan có nguồn gốc ở Nam Phi.

Nhìn từ trên xuống hoa sỏi có hình trứng, nhìn từ dưới lên cây lại có hình nón. Mỗi cây đều mọc sát đất, chỉ một số nhô cao chừng 1 - 2cm.

Khe giữa các lá cây có chứa mô phân sinh sản xuất hoa và lá mới. Các lá dày để lưu trữ đủ nước cho cây tồn tại trong nhiều tháng không có mưa.

Nhiều cây hoa sỏi trong suốt, có cây lại đục ngầu màu nâu, lam hoặc hòa với sỏi đá để dễ dàng lẩn trốn những động vật ăn cỏ.

Trong suốt mùa Đông, cặp lá mới phát triển bên trong cặp lá hợp nhất hiện có. Trong mùa Xuân, các cặp lá cũ sẽ khô héo và bong đi để lộ cặp lá mới.

Ở môi trường tự nhiên, thạch lan chỉ mọc ở sa mạc và nơi khô hạn, cây nở hoa vào lúc trời mưa, rồi nhanh chóng kết hạt, phát tán.

Hoa có màu sắc khá đa dạng từ vàng, trắng, tím…

Cận cảnh vẻ đẹp của thạch lan.

Hiện nay, hoa sỏi được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Hạt giống dễ nảy mầm, khi cây con nhỏ, dễ bị tổn thương trong năm đầu tiên hoặc năm thứ hai. Cây chỉ trỗ bông khi được ít nhất 2 năm tuổi.

Hoa sỏi thường không độc hại. Ttheo một số tài liệu cho thấy trẻ em của một số nước ở châu Phi đôi khi ăn các loại cây này để giải tỏa cơn khát.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đang bị sư tử 'xẻ thịt', trâu rừng bất ngờ vùng dậy húc cho kẻ đi săn trọng thương
CLIP: Cắn túi bụi vào kỳ đà, rắn hổ mang vẫn chẳng thể làm gì được đối thủ
Một số loài chim bỏ đói một con trong đàn - sự tàn nhẫn của chim mẹ hay chọn lọc tự nhiên?
Tại sao nước tự nhiên không có hạn sử dụng, nhưng nước đóng chai lại có?
Những sự thật bất ngờ có thể bạn chưa biết về trăn Anaconda

'Đột nhập' căn phòng khách sạn đắt nhất thế giới, giá 2,5 tỷ đồng/đêm
Cột tin quảng cáo