Khám phá

Căn nhà đặc biệt nhất miền Tây, bên trong toàn đồ cổ, có cả long sàng giá trị hàng trăm triệu

Mỗi một món đồ trong căn nhà này đều được chủ nhân xem như báu vật vô giá, không bao giờ bán.

Bí mật kinh ngạc giúp động vật giao phối mà không sợ bị cận huyết! Tạo hoá thật kỳ diệu! / Loại gỗ quý hiếm sắp tuyệt chủng: Thuộc loại cứng và nặng nhất thế giới, chìm trong nước!

Một góc căn nhà

Ở xứ bưởi năm roi Mỹ Hòa có một người đàn ông đặc biệt sở hữu một căn nhà đặc biệt, đó là ông Nguyễn Văn Chẳng. Với niềm đam mê bất tận với đồ cổ, ông đã tự gây dựng lên một căn nhà toàn đồ cổ, coi đó là đứa con tinh thần và chăm chút từng li từng tí. Mỗi món đồ ở đây đều gắn với một "tiểu sử" thú vị mà chỉ có người chủ tâm huyết như ông mới có thể nói ra vanh vách.

ongchang2
Bên ngoài căn nhà của ông Chẳng

Bên trong căn nhà của ông Chẳng có cả trăm món đồ cổ, bao gồm: men sứ, đèn, đồng tiền, hộp thuốc rê, bàn, tủ được cẩn xà cừ tinh tế, bắt mắt. Món đồ đặc biệt và thuộc hàng đắt đỏ nhất có lẽ là chiếc long sàng (giường ngủ) có giá 200 triệu. Ông Chẳng kể: “Hơn 20 năm trước, tôi nghe người ta kêu bán chiếc long sàng từng là sở hữu của gia đình ông Hương Cả ở Bến Tre. Chiếc long sàng này có kiểu dáng giống với 2 chiếc giường 'trái cực' của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy. Tôi đi xe đến nơi xem thì mê chiếc giường này. Sau một thời gian 'kì kèo', họ đồng ý bán chiếc giường cho tôi với giá 200 triệu đồng. Để có tiền mua được chiếc giường, hồi đó tôi phải bán mấy nghìn giạ lúa”.

Từ đó có thể thấy được niềm đam mê bất tận của ông Chẳng với việc sưu tầm đồ cổ. Theo lời kể của ông thì mối duyên này bắt đầu từ năm ông 31 tuổi. Nhà ông khi đó nhiều vật dụng thời xưa nhưng theo thời gian chúng hư hỏng dần. Quá tiếc những món đồ này nên ông Chẳng tự tay dán sửa, lâu dần thành nghiền rồi đam mê. Ông tâm niệm về đồ cổ: "Nó là thứ bỏ đi của người này, nhưng lại là tài sản vô giá của người kia".

Những món đồ của ông chỉ mua chứ không bán bởi mục đích sưu tầm đồ cổ của ông Chẳng là tìm hiểu về giá trị, văn hóa, con người qua các giai đoạn lịch sử. Hiện tại ông chưa có điều kiện lập bảo tàng tư nhân nhưng vẫn mở cửa để cho mọi người đến tham quan, nghiên cứu. Ngôi nhà của ông rất nổi tiếng ở miền Tây, một khu nghỉ dưỡng lớn ở TP Cần Thơ thường xuyên dắt khách ngoại quốc đến nhà ông Chẳng để thăm cổ vật và thưởng thức đặc sản bưởi năm roi.

 

1

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm