Cạnh tranh vũ trụ: Mỹ, Trung khởi động kỷ nguyên mới từ Mặt Trăng
Sóng hấp dẫn: Nhân tố thay đổi 'cục diện' về tiến hoá vũ trụ / Hạt vũ trụ xuyên thủng núi lửa Trái Đất, phơi bày nhiều bất ngờ
Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều đang lên kế hoạch cho các sứ mệnh lên Mặt Trăng vào năm 2022 và xa hơn thế nữa. Những động thái này cho thấy một cuộc cạnh tranh vũ trụ ngày càng tăng để khai thác tài nguyên, tìm kiếm ưu thế công nghệ và mang lại vinh quang quốc gia. Các sứ mệnh này cũng đòi hỏi những khoản đầu tư khổng lồ, trông thậm chí còn trở nên đắt đỏ hơn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hiện tại.
Hiện tại, những dấu ấn rõ nét nhất trong cuộc chinh phục Mặt Trăng dường như là giữa Washington và Bắc Kinh.
Chạy đua Mỹ - Trung?
Malcolm Davis, nhà phân tích cấp cao kiêm chuyên gia về không gian vũ trụ tại Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI), cho rằng Mỹ và Trung Quốc "vẫn chưa dấn thân vào một cuộc chạy đua không gian" theo lịch trình hiện tại. Nhưng ông dự đoán rằng điều đó có thể thay đổi nếu các kế hoạch chinh phục vũ trụ của Mỹ chậm hơn tiến độ trong khi Trung Quốc tăng được tốc độ của chính họ.
Ông Davis nói: "Sẽ mang lại rất nhiều uy tín cho Trung Quốc nếu họ đánh bại Mỹ trong hành trình chinh phục Mặt Trăng" .
Đề cập đến thành công của Washington trong việc cắm lá cờ trên bề mặt Mặt Trăng vào năm 1969, ông cho rằng hiện tại, Mỹ vẫn dẫn đầu. Chương trình Artemis của NASA đang chuẩn bị cho lần cất cánh đầu tiên trong năm nay, khi Hệ thống Phóng Không gian khổng lồ sẽ đưa một tàu vũ trụ Orion không người lái vào quỹ đạo Mặt Trăng.
Nguồn tài nguyên và lợi thế trên vũ trụ đang là điều nhiều nước nhắm tới. Ảnh: Nikkei Asia.
Điều này sẽ mở đường cho nhiệm vụ Artemis thứ hai, sẽ đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng. Sau đó là Artemis III, một cột mốc quan trọng cho cả hoạt động thám hiểm và sự hợp tác của chính phủ với các "tỷ phú vũ trụ". Sứ mệnh này được lên kế hoạch hợp tác với Phi thuyền SpaceX Starship có thể tái sử dụng của Elon Musk. Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, Artemis III sẽ đặt những dấu chân người đầu tiên lên Mặt Trăng kể từ năm 1972.
Tuy nhiên, Artemis III đã bị trì hoãn từ năm 2024 đến ít nhất là năm 2025. Một cuộc kiểm toán của NASA được công bố vào tháng 11 năm ngoái cảnh báo việc hạ cánh có thể bị trễ "vài năm" do "những khó khăn kỹ thuật và do đại dịch COVID-19." Chương trình ước tính có chi phí 93 tỷ USD cho đến năm tài chính 2025, tăng so với dự kiến trước đó là 86 tỷ USD.
Ông Davis cảnh báo rằng sự chia rẽ chính trị nội bộ nước Mỹ cũng có thể khiến việc duy trì một chiến lược chinh phục Mặt Trăng nhất quán trở nên khó khăn hơn. Và nếu một chính quyền tương lai ở Washington quyết định bỏ rơi kế hoạch này, thì Trung Quốc và Nga "có thể trở thành những bên thống trị không gian và họ sẽ viết ra các quy tắc phù hợp với mình", ông nói.
Ngay lúc này, Trung Quốc dường như đang tập trung vào việc hoàn thành trạm vũ trụ Thiên Cung của họ ở quỹ đạo tầm thấp của Trái đất trong năm nay. Sau đó, họ có kế hoạch chuyển sang phát triển các chuyến du hành đưa thủy thủ đoàn lên Mặt Trăng vào những năm 2030.
Junya Terazono, một chuyên gia khoa học về hành tinh, người điều hành một trang web thông tin về Mặt Trăng của Nhật Bản cho biết: "Trung Quốc rõ ràng đang nghĩ về việc đưa các phi hành gia lên bề mặt Mặt Trăng trước khi Mỹ làm được. Đằng sau những nỗ lực đó là mục tiêu của đất nước trở thành số 1 về công nghệ theo tầm nhìn Made in China 2025. Tầm nhìn đó bao gồm kế hoạch của Bắc Kinh nhằm nâng cấp sản xuất và đạt được khả năng tự cung tự cấp trong các lĩnh vực chiến lược như chế tạo người máy và thiết bị hàng không vũ trụ".
Sun Kwok, một nhà thiên văn học và là giáo sư danh dự tại Đại học Hồng Kông, cho biết Trung Quốc đang hướng tới thành công dựa trên "ý chí và quyết tâm quốc gia" cộng với nguồn nhân tài được đào tạo ngày càng mở rộng. Nước này cũng cho biết các nhiệm vụ lên Mặt Trăng của họ hoan nghênh cơ hội hợp tác quốc tế. Một báo cáo của Trung Quốc về Trạm Nghiên cứu Mặt trăng Quốc tế (ILRS) với Nga cho biết "bất kỳ quốc gia hoặc tổ chức nào đều được hoan nghênh hợp tác".
Sự chia rẽ trong chinh phục vũ trụ
Về phía phương Tây, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu đang hợp tác với NASA, Nhật Bản và Canada để xây dựng Gateway - một trạm nhỏ trên quỹ đạo Mặt Trăng, đóng vai trò như một tiền đồn cho các sứ mệnh lên Mặt Trăng "cũng như một cơ sở để triển khai hoạt động khám phá không gian vũ trụ".
Tham vọng của họ trong không gian dự kiến sẽ được thúc đẩy hơn nữa tại hội nghị thượng đỉnh không gian đặc biệt ở Pháp vào tháng tới, sự kiện được Viện Chính sách Không gian châu Âu cho biết là một bước tiến hướng tới tầm nhìn chung và "cách tiếp cận toàn châu Âu" đối với việc chinh phục vũ trụ.
Hơn mười quốc gia đã ký Hiệp định Artemis do Mỹ dẫn đầu, cam kết tuân thủ các nguyên tắc như minh bạch và tôn trọng các hiệp ước hiện có về sử dụng không gian. Thỏa thuận vẫn mở cho các đối tác khác tham gia.
Trong khi Nga từ chối tham gia Hiệp định Artemis và gọi chúng là "lấy Mỹ làm trung tâm" thì Mỹ dường như gặp khó nếu muốn hợp tác với Trung Quốc. Một văn bản pháp lý được sửa đổi năm 2011 yêu cầu sự chấp thuận của Quốc hội và FBI đối với bất kỳ dự án không gian nào do chính phủ Mỹ tài trợ và có sự tham gia của Trung Quốc.
Trong khi sự hợp tác để khám phá Mặt Trăng dường như còn gặp nhiều khó khăn thì cuộc cạnh tranh chạy đua không gian giữa các ông lớn và sự tham gia của nhiều quốc gia khác dường như là khó có thể tránh khỏi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào