Cao nguyên đá Tủa Chùa và bí mật Di tích Thành Vàng Lồng
Chùa Cái Bầu – Điểm du lịch tâm linh bên Vịnh Bái Tử Long / Người đàn ông tuyên bố miễn nhiễm với nọc độc và kết cục bi thảm sau khi để rắn quấn quanh cổ
Từ trung tâm huyện Tủa Chùa, men theo đường tỉnh lộ 129, du khách sẽ vượt qua quãng đường khoảng 30km về phía Bắc đến xã Tả Phìn là đi vào cao nguyên đá với những đoạn đường uốn lượn, vượt nhiều vúi, vực sâu, dốc cao với những khung cảnh đẹp vô cùng với vẻ hoang sơ, hùng vĩ.
Tả Phìn trong tiếng Mông có nghĩa là một vùng đất bằng trải rộng trên núi cao. Bởi vậy, những dãy núi đá tai mèo nơi không sừng sững như ở Đồng Văn (Hà Giang) mà tạo thành những ngọn đồi nhấp nhô, uốn lượn với những phiến đá tai mèo đua nhau mọc từ vĩ.
Bãi đá |
Không chỉ được thưởng ngoạn những phong cảnh đẹp, tham quan trải nghiệm văn hóa của người dân bản địa màdu khách còn được tận hưởng bầu không khí trong lành, chiêm ngưỡngvà tìm hiểu một công trình kiến trúc nghệ thuật thành cổ xưa, chứa đựng nhiều huyền thoại đó là Di tích Thành Vàng Lồngtại bản Tả Phìn 1. Theo tiếng dân tộc Mông "Vàng" có nghĩa là vua chúa hay vườn, "Lồng" có nghĩa là một vòng tròn. Thành Vàng Lồng do Vàng Chống Cáng đứng ra xây dựng với mục đích bảo vệ tài sản gia đình.
1 đoạn Thành Vàng Lồng còn sót lại |
Theo các tư liệu lịch sử, vào khoảng thế kỷ thứ XVIII gia đình Vàng Chống Cáng, người dân tộc Mông di cư từ Trung Quốc sang và định cư tại bản Tả Phìn. Sau một quá trình làm ăn buôn bán thuận lợi, trở nên giàu có nhất vùng, Vàng Chống Cáng tự xưng là vua. Ông thuê người xây thành nhằm bảo vệ tài sản của gia đình. Thành được xây dựng trên một vùng đất khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ, tập trung đông dân cư, đường xá đi lại thuận tiện cách trung tâm xã Tả Phìn hiện nay khoảng 600m, có chu vi khoảng 440 m, với 2 cửa (cửa chính nằm ở phía Bắc chạy dài đến ngã ba xã Tả Phìn, cửa phụ nằm ở phía Đông giáp khu vực đường đi xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa, hiện tại 2 cửa thành đã bị phá hủy).
Thành cấu tạo theo hình vòng tròn, lợi dụng tối đa địa hình tự nhiên, tận dụng chiều cao của các đồi, gò vì thế tường thành có đường nét uốn lượn theo địa hình chứ không băng theo đường thẳng. Nguyên liêu xây dựng thành chủ yếu là đá, với phương thức ghè, đẽo hoàn toàn bằng thủ công, sử dụng kỹ thuật ghép đá tinh xảo, từ phiến đá to, đến viên đá nhỏ xếp chồng lên nhau không có sự tham gia của các chất kết dính, tạo thành bức tường đá chắc chắn, bề mặt bằng phẳng, người và ngựa có thể đi lại. Mặt thành cao trung bình 2m, mặt thành rộng 1m được xây dựng trong khoảng 9 năm. Hiện nay, những dấu tích của Thành Vàng Lồng còn lại 2 đoạn tường thành khá nguyên vẹn đang được bảo tồn để phục vụ du khách tham quan.
Đến Tả Phìn, chiêm ngưỡng phong cảnh, trải nghiệm văn hóa bản địa và tìm hiểu những câu chuyện hấp dẫn, ly kỳ xoay quanh quy luật xây dựng và kết cục của Thành Vàng Lồng sẽ là những trải nghiệm khó quên trên những hành trình du lịch của du khách.
Một số hình ảnh bãi đá Tả Phìn và Thành Vàng Lồng:
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Con trăn đắt nhất thế giới trị giá 3,5 triệu USD, giống sinh vật thần tiên nhưng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng!
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu