Khám phá

Cậu bé 9 tuổi phát hiện 'kho báu' bằng vàng có tuổi đời 3.000 năm

Các nhà khảo cổ học không giấu được sự bất ngờ trước phát hiện chấn động của cậu bé 9 tuổi.

1 làng ở Hà Nội trồng thứ cây có gỗ quý đắt như vàng, phải nuôi cả đàn chó và lắp camera để bảo vệ 'kho báu lộ thiên' / Phát hiện kho báu nằm sâu dưới 1.000m trong rừng gỗ quý, các chuyên gia đau đầu tìm cách đào lên

Binyamin Milt, một cậu bé 9 tuổi đến từ Jerusalem, Israel đã có một phát hiện khảo cổ học đáng kinh ngạc khi đang tham gia hoạt động sàng lọc đất cùng gia đình tại núi Đền. Trong đống đất ẩm, cậu bé đã nhặt được một vật thể nhỏ bé, hình trụ và có hình dáng hoa bốn cánh vô cùng tinh xảo. Ít ai ngờ rằng, vật thể nhỏ bé này lại là một hạt cườm vàng có niên đại khoảng 3.000 năm tuổi từ thời kỳ Đền thờ thứ nhất.

Hạt cườm bằng vàng mà cậu bé tìm được. Ảnh: Internet

Hạt cườm bằng vàng mà cậu bé tìm được. Ảnh: Internet

Điều thú vị là khi cậu bé 9 tuổi mang hạt cườm đến cho các nhà khảo cổ, ban đầu họ đã nhầm tưởng đây là một vật hiện đại. Lý do là bởi cổ vật này được bảo quản quá kỹ lưỡng, có vẻ ngoài sáng bóng. Thậm chí, họ còn quên xin thông tin liên lạc của Binyamin vì quá tập trung vào công việc khai quật. Phải đến khi tiến hành phân loại các hiện vật tìm thấy trong mùa hè, Tiến sĩ Gabriel Barkay mới nhận ra sự đặc biệt của hạt cườm này. Ông đã so sánh nó với những hạt cườm bằng bạc tương tự mà mình từng tìm thấy trong các cuộc khai quật trước đây tại khu vực Katef Hinom. Các nhà khảo cổ khẳng định rằng hiện vật này được rèn cách đây khoảng 3.000 năm.

Các hạt cườm này được tạo ra bằng kỹ thuật kết hạt - một phương pháp đòi hỏi tay nghề cao và tỉ mỉ. Người thợ kim hoàn sẽ nung chảy kim loại thành những giọt nhỏ rồi kết chúng lại với nhau để tạo thành hạt cườm. Quá trình này đòi hỏi sự khéo léo và kiên nhẫn đáng kinh ngạc.

Đây là phát hiện quan trọng đối với các nhà khảo cổ học. Ảnh: Internet

Đây là phát hiện quan trọng đối với các nhà khảo cổ học. Ảnh: Internet

Việc tìm thấy một hạt cườm vàng từ thời Đền thờ thứ nhất là một phát hiện vô cùng hiếm hoi. Vàng vào thời đó thường được pha trộn với bạc và ít khi được sử dụng để chế tạo đồ trang sức. Các nhà khảo cổ suy đoán rằng hạt cườm này có thể là một phần của đồ trang sức thuộc về một người hành hương đến thăm đền thờ hoặc của một thầy tế.

Câu chuyện cậu bé 9 tuổi Binyamin Milt tìm được hạt cườm vàng đã thu hút sự chú ý của giới khảo cổ học và công chúng. Phát hiện này không chỉ hé lộ những bí ẩn về cuộc sống của người dân thời xưa mà còn cho thấy giá trị to lớn của việc bảo tồn di sản văn hóa.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm