Câu chuyện bí ẩn đằng sau 9 sân bay bị bỏ hoang
Ý đồ thâm nho của Tống Giang khi lập bảng xếp hạng 108 anh hùng Lương Sơn Bạc / Những điều thú vị trong tự nhiên khiến bạn không khỏi bất ngờ
Từ những địa điểm Olympic vắng vẻ, những công viên giải trí hiu quạnh cho đến các khách sạn không có lấy một vị khách trong hàng chục năm... các địa điểm bị bỏ hoang luôn là nơi thu hút nhiều sự quan tâm của những người gan dạ, tò mò và thích thám hiểm. Các sân bay, tuy thường gây ấn tượng là những địa điểm đông đúc, là trung tâm du lịch với tấp nập người di chuyển, cũng có thể trở nên bí ẩn và rùng rợn nếu không được sử dụng trong nhiều năm.
Dưới đây là câu chuyện của 9 sân bay u ám bị bỏ hoang trên thế giới:
Sân bay Sukhumi Babushara, Abkhazia
Sân bay Sukhumi Babushara, Abkhazia bị bỏ hoang sau khi chịu hư tổn từ cuộc chiến với Georgia.
Sân bay này được xây dựng vào thập niên 1960, thế nhưng nhanh chóng bị bỏ phế sau khi chịu hư tổn từ cuộc chiến với Georgia. Hiện tại, Abkhazia vẫn còn là một khu vực chịu tranh chấp. Nơi này được biết là chứa đầy mìn cho đến tận năm 2003, khi tổ chức HALO Trust tuyên bố rằng họ đã gỡ bỏ hết toàn bộ số mìn nói trên.
Nhiếp ảnh gia Roman Robroek, người chụp những tấm ảnh về sân bay bị bỏ hoang từ những năm đầu thập niên 1990 này chia sẻ: “Thứ duy nhất tôi có thể thấy là những cầu thang bằng bê tông, dẫn đường lên một tầng trên trống rỗng”.
Sân bay Jaisalmer, Rajasthan, Ấn Độ
Chưa hề có hành khách hay phi cơ nào đi qua sân bay Jaisalmer ở Rajasthan, Ấn Độ. Công trình tiêu tốn 17 triệu USD này vốn được lên kế hoạch đi vào hoạt động từ năm 2013. Jaisalmer là một trong số 200 sân bay không-rườm-rà trong kế hoạch của chính phủ Ấn Độ cũ, với mục đích khích lệ du lịch và thương mại ở những vùng hẻo lánh, xa xôi hơn trên tiểu lục địa Ấn Độ. Tuy vậy, sân bay có quy mô nhỏ này không thể cạnh tranh nổi với các trung tâm du hành trong khu vực khác xung quanh khu vực đó.
Sân bay quốc tế Hellenikon, Hy Lạp
Từng là trung tâm vận hành thương mại và vận chuyển hàng không của thành phố Athens suốt 60 năm, sân bay quốc tế Hellenikon ban đầu là một căn cứ quân sự hàng không (mở cửa từ năm 1938). Sân bay dừng mọi hoạt động kể từ năm 2001, khi thành phố thay thế địa điểm này bằng sân bay quốc tế Athens.
Sân bay quốc tế Nicosia, đảo Síp
Sân bay quốc tế Nicosia ban đầu được xây dựng vào thập niên 1930 để phục vụ hàng không quân sự. Sau cuộc đảo chính của những người theo chủ nghĩa dân tộc Hy Lạp, sự kiện lấy sân bay này làm tâm điểm của cuộc chiến, Nicosia đã phải ngừng hoạt động. Năm 1974, sân bay này được phi quân sự hóa vào năm 1974. Kể từ đó, 2 sân bay mới đã mở cửa tại Cộng hòa Síp, nhưng Nicosia thì vẫn bị bỏ hoang, không sử dụng.
Sân bay Manston, Anh
Lý do mà sân bay Manston bị bỏ phế đơn giản là vì hoạt động kinh doanh hàng không tại đây không mang lại lợi nhuận. Chủ sở hữu sân bay đã bán lại Manston cho các nhà phát triển bất động sản. Sân bay Manston khi còn hoạt động gây thiệt hại hơn 123 triệu USD cho chủ sở hữu. Vào năm 2018, một công ty đã nộp bản kiến nghị mở cửa lại công trình này, tuy nhiên đề nghị chưa nhận được sự chấp nhận. Trong thời gian gần đây, không gian tại Manston được sử dụng chủ yếu chỉ để đậu đỗ xe tải.
Sân bay Tempelhof, Berlin, Đức
Sân bay Tempelhof được xây dựng bởi Đức Quốc Xã trong giai đoạn 1936 đến 1941, từng là nơi xây phi cơ chiến đấu và phát triển vũ khí. Sân bay vẫn còn được giữ nguyên vẹn sau Thế Chiến II vì phe Đồng Minh muốn tận dụng địa điểm này sau cuộc chiến. Quân đội Mỹ tiếp quản sân bay cho đến năm 1993, rồi trao trả lại cho Berliner Flughafengesellschaft, một đơn vị vận hành sân bay của Đức. Năm 2014, người dân Đức đã bỏ phiếu ủng hộ việc giữ gìn nguyên trạng địa điểm này.
Sân bay Tempelhof thỉnh thoảng còn được sử dụng làm phim trường. Nơi này đã xuất hiện trong một số bộ phim nổi tiếng như "The Hunger Games," "The Bourne Supremacy," và "Bridge of Spies."
Sân bay quốc tế Kai Tak, Hồng Kông
Ảnh: Larry Chan / Reuters.
Được xây vào năm 1925, sân bay quốc tế Kai Tak, Hồng Kông được bao bọc bởi các ngọn núi và cao ốc cao lớn. Việc hạ cánh xuống đây đầy thử thách và công việc tiếp cận đường bay 13/31 tại khu vực Victoria Harbor trước kia được ví von là "cơn đau tim Kai Tak".
Sau nhiều trường hợp máy bay hạ cánh khó khăn cũng như tình trạng quá tải, sân bay đã phải đóng cửa vào năm 1998. Địa điểm này sau đó đã được thay thế bởi sân bay Chek Lap Kok trên đảo Lantau.
Sân bay Trung tâm Ciudad Real, Tây Ban Nha
Tuy tiêu tốn một số tiền khổng lồ là 1,2 tỷ USD để hoàn tất, sân bay Trung tâm Ciudad Real tại Tây Ban Nha nhanh chóng phá sản vào năm 2012, chỉ sau 4 năm bắt đầu hoạt động. Sân bay này được bán đi trong một phiên đấu giá vào năm 2015, với mức giá thấp hơn 100.000 lần so với chi phí xây dựng ban đầu.
Sân bay quốc tế Gaza
Sân bay quốc tế Gaza từng được xem như là một bước phát triển hòa bình, giúp hòa giải xung đột tại Trung Đông, vậy nhưng khoảng thời gian tươi sáng đó không duy trì được lâu dài. Lực lượng quân sự Israel đã đánh bom sân bay này vào năm 2001, để đáp trả lại các cuộc tấn công quân sự từ Palestine nhằm vào phía Israel tại khu vực Al Aqsa intifada. Ngày nay, người dân Palestine tại địa phương này tận dụng các khối bê tông đổ nát và kim loại dư thừa để làm vật liệu xây dựng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Khi Gia Cát Lượng qua đời, cả Thục Hán đau buồn để tang, duy chỉ duy nhất 1 kẻ ăn mừng, thân thế mới gây bất ngờ