Phát hiện mới về rối loạn đông máu của bệnh nhân mắc COVID-19
Thiên đường trông như thế nào? / Bom bọ cạp và vũ khí sinh học chết người
Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Oswaldo Cruz và Đại học Juiz de Fora của Brazil mới đây công bố một nghiên cứu cho thấy bệnh COVID-19 có thể làm thay đổi quá trình đông máu ở những trường hợp mắc bệnh nặng, dẫn đến việc hình thành các huyết khối, nhồi máu cơ tim hoặc thuyên tắc phổi.
Phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ cho biết các nhà khoa học đã lấy mẫu máu từ 3 nhóm người: không có triệu chứng bệnh, có triệu chứng nhẹ và nhiễm bệnh nặng.
Khi so sách các mẫu máu bằng kỹ thuật phân tích tế bào theo dòng chảy, nhóm nghiên cứu đã nhận thấy sự thay đổi trong tiểu cầu và quá trình đông máu.
Cụ thể, ở nhóm bệnh nhân nặng nhất có sự kết hợp rõ rệt giữa tiểu cầu và bạch cầu đơn nhân, cũng như phản ứng đáng kể từ hệ thống kích hoạt tiểu cầu (đóng vai trò khởi động chuỗi phản ứng đông máu).
Điều này không xảy ra ở nhóm bệnh nhân có biểu hiện bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng bệnh.
Trưởng nhóm nghiên cứu Patricia Bozza cho biết với kết quả nghiên cứu trên, việc theo dõi mức độ kích hoạt tiểu cầu của bệnh nhân mắc COVID-19 có thể đóng vai trò như một “tín hiệu” giúp nhận biết bệnh trạng có biến chuyển nghiêm trọng hay không.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt
Hạ Tử Vy trong 'Hoàn Châu Cách Cách' là nhân vật có thật trong lịch sử, số phận rất đặc biệt, qua đời năm 22 tuổi