Câu chuyện cảm động về hai người vợ của nhà cách mạng Nguyễn Phong Sắc
Vương quốc phụ nữ: Nơi phái đẹp thoải mái cặp kè với nhiều nam giới / Bí ẩn về các mỹ nhân đẹp “điên đảo” của Trung Quốc thời xưa
Kể từ khi đó, hai người phụ nữ cùng chung một chồng đã chia sẻ mọi niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống và cùng nhau nuôi dạy một người con. Đến khi chết, hai bà cũng được con cháu thờ chung một nơi, bên cạnh người chồng của mình.
Ông Nguyễn Phong Sắc. |
Tình chị em cao quý của hai người vợ
Nguyện hy sinh hết đời mình cho cách mạng, quên đi hạnh phúc riêng tư, nhưng cuộc đời bà Hoàng Thị Ái đã được bù đắp một phần khi duyên phận đã cho bà cơ hội được gặp người con trai út của nhà cách mạng Nguyễn Phong Sắc và người vợ đầu của ông trên đường hoạt động cách mạng.
Ngày kết hôn với Nguyễn Phong Sắc, dù biết ông đã có vợ con và còn cha mẹ già ở Hà Nội nhưng bà Hoàng Thị Ái chưa bao giờ có cơ hội được về Hà Nội ra mắt gia đình chồng. Khi đó, ông vẫn hứa với bà một ngày nào đó khi cách mạng bớt cam go, ông sẽ đưa bà về ra mắt gia đình, họ hàng. Nhưng lời hứa đó, ông đã không thể thực hiện được. Bà mất chồng, rồi mất con mà vẫn chưa được một lần thắp hương trước ông bà tổ tiên bên chồng như một người con dâu thực sự.
Trong những năm tháng hoạt động ở chiến khu, bà tình cờ gặp người lính trẻ Nguyễn Phong Vinh. Qua lời những người đồng chí, bà mới biết đó là con trai của Nguyễn Phong Sắc. Kể từ đó, trong những ngày hoạt động trên chiến khu, bà luôn chăm sóc người con riêng của chồng và coi người con này như con đẻ của mình. Sau này, qua người con ấy, bà mới gặp được người vợ đầu của chồng – bà Trịnh Thị Cán.
Ngày gặp mặt, hai người phụ nữ tuy chung một chồng nhưng mới lần đầu biết nhau đã coi nhau như chị em ruột. Xúc động trước tình cảm của bà Ái dành cho con trai mình, bà Cán đã nắm tay bà Ái rưng rưng nước mắt: “Chị có công sanh thì em có công dưỡng. Từ giờ con của chị cũng là con của em. Anh Sắc không còn, chị em ta đùm bọc yêu thương nhau, coi nhau như chị em ruột thịt”.
Nhà cách mạng Nguyễn Phong Sắc có hai người con trai, một đã hy sinh năm 1972 trong cuộc tấn công của máy bay Mỹ 12 ngày đêm ở Hà Nội. Người con trai thứ là Nguyễn Phong Vinh (từng công tác tại Ban tổ chức Trung ương Đảng). Sau ngày tìm lại được gia đình chồng, bà Ái đã được bà Cán và người con riêng của chồng đón nhận, coi như ruột thịt trong nhà.
Suốt mấy chục năm trời trước khi bà Ái mất, cứ thứ bảy, chủ nhật hằng tuần, người ta lại thấy bà Ái khi thì đạp xe đạp, khi thì đi xe buýt đến nhà bà Cán ở phố Bạch Mai rủ rỉ tâm sự từ sáng đến tối. Người con riêng của ông Nguyễn Phong Sắc là Nguyễn Phong Vinh cũng cố gắng làm tròn chữ hiếu với bà, để bù đắp cho những thiệt thòi mà bà phải chịu.
Khi về già, bà Hoàng Thị Ái đón người cháu gọi bà bằng bác ruột ra nuôi và sống cùng vợ chồng người cháu ấy cho đến lúc mất. Nhưng hằng tuần, người ta vẫn thấy Nguyễn Phong Vinh đến chăm sóc, hỏi thăm sức khỏe của người mẹ hai của mình. Khi mua được cái bánh khúc hay cái bánh giò nóng, biết đó là món bà Ái thích ăn, Nguyễn Phong Vinh đều không ngại đường xá xa xôi, không ngại vất vả nắng mưa để đến biếu bà.
Đến lúc bà Hoàng Thị Ái mất khi vừa bước qua tuổi 104, người con Nguyễn Phong Vinh đã đưa di ảnh của bà về thờ tại gia đình, bên cạnh nhà cách mạng Nguyễn Phong Sắc và bà Trịnh Thị Cán.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?