Cầu gỗ lợp mái lá duy nhất còn lưu lại trong lịch sử, có hơn 700 năm tuổi tại Việt Nam
Chiêm ngưỡng cây cầu vượt sông dài nhất Việt Nam từ trên cao / Khai quật nhà vệ sinh 2.700 năm tuổi có chiếc bồn cầu độc lạ
Cây cầu độc đáo này tọa lạc ở làng Kênh, thị trấn Cổ Lễ (nay là Tổ dân phố Đông Bắc Đồng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định), được xây vào đời Lý, cách đây khoảng 700 năm, sau khi triều đình cho đào một con kênh dẫn nước từ sông Hồng vào để tưới tiêu cho cả một vùng thuộc trấn Sơn Nam hạ.
Trải qua 700 năm, đến nay, cầu vẫn giữ nguyên được kết cấu kiến trúc cổ kính và độc đáo. Đây là cây cầu nối hai bờ sông Hải Ninh, cũng là con đường độc đạo dẫn vào chùa Cổ Lễ phục vụ người dân đi lễ chùa ngày xưa. Trước đây, cầu được đặt theo theo hướng Bắc Nam. Sau đó, do hệ thống sông ngòi được chỉnh trang lại nên cây cầu đã đổi sang hướng Đông Tây để phù hợp với sinh hoạt, đi lại của người dân. Cầu lợp làng Kênh có 5 nhịp, mỗi nhịp từ 1m45 - 1m65, tạo nên một công trình dài 10m, rộng 4m, cao 3m tính từ mặt sàn lên. Toàn bộ cột, xà, sàn cầu được làm bằng gỗ lim, sàn cầu được ghép bằng những tấm gỗ dày, rộng hơn 40cm.
Cây cầu có 28 cột, trong đó có 4 cột chính được cắm sâu dưới lòng sông, mỗi cột có đường kính trên 50cm. Theo thời gian, các cột chính bị bào mòn, người dân đã thay cột gỗ mới. Ngay từ khi mới xây dựng, những người thợ đã không chọn lợp mái cầu bằng ngói mà lợp bằng cây bổi (cây cói), loại cây trồng ở các vùng đất bãi mặn, lợ ven biển, do bổi nhẹ hơn, xốp hơn, chịu được gió bão. Khi nào lớp bổi mục thì người dân sẽ lợp lớp lá mới.
Người dân địa phương cho biết, sau nhiều lần trùng tu, sửa mái, ngày nay mái cầu được chuyển sang lợp bằng lá cọ thay cho lá bổi. Toàn bộ các bẹ cọ được tếp chặt với vì kèo và được gia cố buộc lại bằng sợi mây, làm cho mái của cầu rất chắc chắn, không lo gió bão làm hỏng.
Ngày nay, cầu lợp làng Kênh trở thành điểm đến không thể bỏ lỡ của nhiều du khách khi đến với Nam Định. Anh Trần Văn Kiên (Hà Nội) cho biết: "Dịp lễ mùng 2.9 này, Nam Định là địa điểm được cả gia đình tôi lựa chọn để khám phá. Trong đó, cầu ngói lợp lá ở thị trấn Cổ Lễ là điểm đến thứ 2 để lại nhiều ấn tượng trong tôi với thiết kế độc đáo và vẻ đẹp cổ kính".
Ngoài cầu lợp làng Kênh, ở Nam Định còn có cầu Ngói chợ Lương (huyện Hải Hậu), cầu ngói chợ Thượng (huyện Nam Trực) vẫn còn giữ được thiết kế với kiểu kiến trúc “Thượng gia hạ kiều“, tức trên là nhà, dưới là cầu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Người phụ nữ phát hiện bức ảnh của ‘người song trùng’ 200 năm trước, làm dấy lên nghi vấn du hành thời gian