Câu thơ đặc biệt về cuộc đời sáng tác của Kim Dung
Người mê tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung hầu như đều biết đến đến đôi câu thơ chữ Hán ghép từ chữ đầu 14 tiểu thuyết của ông.
Sau Sancho, M.U đưa tiếp Felix vào "tầm ngắm" / Bộ phim kiếm hiệp duy nhất từ truyện Kim Dung chưa từng được làm lại
Đó là đôi câu thơ được khéo léo ghép từ chữ đầu tiên của tựa đề 14 tiểu thuyết Kim Dung:
“Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc
Tiếu Thư Thần Hiệp Ỷ Bích Uyên”
(tạm dịch là Tuyết bay liền trời bắn hươu trắng
Sách cười thần hiệp dựa uyên xanh)
Có thể coi hai câu trên là một cặp câu đối, dù các ý đối chưa thật chuẩn. Trên các trang mạng xã hội Trung Quốc, có một số ý kiến cho rằng tác giả hai câu thơ là nhà văn Nghê Khuông, một nhà văn cũng đi theo dòng võ hiệp như Kim Dung và là bạn thân của ông. Tuy nhiên, chưa thấy ai khẳng định chính Nghê Khuông viết hai câu thơ khi nào hoặc trong hoàn cảnh nào. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng, tác giả hai câu thơ chính là... Kim Dung.
Người mê Kim Dung đều nhận ra, các từ trong câu thơ là lần lượt nói về các tác phẩm sau:
1. Phi hồ ngoại truyện (1960)
2. Tuyết sơn phi hồ (1959) 3. Liên thành quyết (1963) 4. Thiên long bát bộ (1963) 5. Xạ điêu anh hùng truyện (1957) 6. Bạch mã khiếu tây phong (1961) 7. Lộc Đỉnh ký (1969-1972) 8. Tiếu ngạo giang hồ (1967) 9. Thư kiếm ân cừu lục (1955) 10. Thần điêu đại hiệp (1959) 11. Hiệp khách hành (1965) 12. Ỷ Thiên Đồ Long ký (1961) 13. Bích huyết kiếm (1956) 14. Uyên ương đao (1961)
Trong cuộc đời viết văn của mình, Kim Dung chỉ sáng tác 14 tiểu thuyết kiếm hiệp nói trên, cùng với một truyện ngắn nữa là Việt nữ kiếm. Hầu hết các tiểu thuyết của Kim Dung đều lần lượt được đăng dài kỳ trên các tờ báo của ông như Minh Báo, sau đó mới được xuất bản thành sách.
Theo báo chí Hong Kong, sinh thời Kim Dung rất thân với các nhà văn Nghê Khuông, Lý Thuần An, Hoàng Dính. Họ là những người bạn tri kỷ, thường gặp gỡ hàn huyên về cuộc sống. Nghê Khuông là người thường xuyên qua lại thăm hỏi, trò chuyện với Kim Dung tại bệnh viện trong những ngày cuối đời.
Các nhà nghiên cứu về Kim Dung cho biết, Kim Dung đã nhờ Nghê Khuông viết giúp mấy vạn chữ trong bộ tiểu thuyết Thiên Long bát bộ (phần kể A Tử bị Đinh Xuân Thu làm mù mắt), sau đó Kim Dung phát triển cốt truyện nối đuôi theo phần Nghê Khuông đã viết.
Nghê Khuông là một tác gia rất nổi tiếng ở Hong Kong nhưng vẫn ít được biết đến ở Việt Nam. Ông là tác giả các bộ truyện võ hiệp như Khoái kiếm, Lục chỉ cầm ma, và bộ truyện Vệ Tư Lý gồm các quyển Thần tiên, Phong thủy và Thạch toản hoa… Vệ Tư Lý là nhân vật mà ông yêu thích nhất.
Tại Hong Kong và Đài Loan, những tác gia làm giàu nhờ việc sáng tác đơn thuần rất ít, Nghê Khuông và Kim Dung là số ít trong đó.
Nghê Khuông là người nghiên cứu sâu nhất về Kim Dung tại Hong Kong. Theo đánh giá của Nghê Khuông, Lộc đỉnh ký - tác phẩm “phong bút” của Kim Dung - là “cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất mọi thời đại, ở Trung Hoa cũng như trên thế giới”.
Ông còn lập ra một hệ thống phân loại các nhân vật trong tiểu thuyết Kim Dung, trong đó Vi Tiểu Bảo được ông xếp hạng “thượng đẳng” vì tính cách rất đời thực với đầy những lầm lỗi đặc trưng của con người, trái ngược với Quách Tĩnh (nhân vật trong Xạ điêu anh hùng truyện) tuy hoàn hảo nhưng nhàm chán và không được Nghê Khuông xếp hạng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Phát hiện mới về nguyên nhân tuyệt chủng của loài 'quái vật' biển cổ dài
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Cột tin quảng cáo
Kim Dung và hai câu thơ kể tên 14 tiểu thuyết võ hiệp của ông.