Cầu treo nguy hiểm nhất Đà Lạt có view cực chill không dành cho người yếu tim
6 trải nghiệm dành cho ‘những kẻ mộng mơ’ chỉ có ở Italia / 10 điều đáng kinh ngạc về đất nước có biệt danh "đảo râu dài"
Cầu treo La Bá là một trong những cây cầu treo ở Đà Lạt, nằm gần khu du lịch Thác Hang Cọp. Chính xác là cây cầu này nằm ở phường Xuân Thọ cách trung tâm thành phố khoảng 12km. Thông thường, chỉ những phượt thủ và các bạn trẻ ưa thích khám phá, trải nghiệm mới tìm đến đây.
Cầu treo La Bá.
Khác với những cây cầu treo ở Đà Lạt nằm trong những khu du lịch, cầu La Bá là một cây cầu dân sinh được người dân địa phương qua lại hàng ngày. Vì thế, quan cảnh xung quanh cây cầu này là núi rừng mênh mông, trầm tư, đậm chất Đà Lạt.Cầu treo La Bá được gọi là cầu treo nguy hiểm nhất xứ sương mù là vì cầu bắc ngang một con suối khá lớn. Khoảng cách từ cầu xuống mặt nước từ 10 – 15 mét.
Nằm sâu tít vào rừng và e ấp dưới cánh rừng thông hiền hòa. Cầu treo La Bá là cây cầu bắc nối giữa hai bờ của một dòng suối siêu rộng, nước vào mùa mưa chảy rất xiết. Thêm vào đó, tuy để đến được cầu treo La Bá không phải dễ dàng, nhưng chính sự yên bình: xung quanh không một bóng người, chỉ có trời mây, núi non và cây vỏ,… của cây cầu đã chinh phục bất kỳ tín đồ mê xê dịch nào.
(Ảnh: Nguyễn Tuấn Dũng)
Có lẽ vì địa thế hiểm trở giữa rừng cây mênh mông nên cầu treo La Bá mang một vẻ đẹp quyến rũ. Chẳng cần phải đi đến giữa cầu, chỉ cần đứng ở một đầu cầu là bạn dễ dàng có những bức ảnh sống ảo siêu chất. Khi lên hình, khung cảnh cầu treo phía sau lưng trải dài tít tắp, đẹp mê hoặc mọi trái tim yêu chụp choẹt.
Đường đi tới đây cực kỳ khó đi và không dành cho những bạn tay lái yếu, đặc biệt khi Đà Lạt vào mùa mưa thì đường càng sình lầy nguy hiểm. Có những đoạn dốc cao cực kì cheo leo chỉ chứa được 1 bánh xe mà một bên lại là vực thẳm. Vì vậy cần cân nhắc trước khi quyết định đến cây cầu này.
(Ảnh: Nguyễn Tuấn Dũng)
Ngoài ra, lan can bảo vệ cầu cũng chỉ là những song sắt mỏng, khoảng cách xa nhau khá thô sơ. Do đó, nếu bạn không phải là một người gan dạ hoặc chưa từng có kinh nghiệm chinh phục những điểm đến hiểm trở, bạn chỉ nên đứng ở đầu cầu để chụp ảnh là được.
(Ảnh: Nguyễn Tuấn Dũng)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Phát hiện mới về nguyên nhân tuyệt chủng của loài 'quái vật' biển cổ dài
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc