Cây cảnh lạ ở An Giang: Nấm linh chi chậu trưng 8 tháng mới héo
Số phận hoàng đế Trung Hoa cuối cùng tình cờ bị Liên Xô bắt làm tù binh / Một lần tuần du Giang Nam của Càn Long xa hoa khủng khiếp như thế nào?
Người tạo ra loại kiểng nấm linh chi độc đáo ở miền Tây là anh Nguyễn Hùng Sinh (xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang). Anh Sinh vốn là người mê cây nấm từ năm 2009, tuy nhiên anh trồng theo kiểu thủ công, kinh nghiệm người dân truyền cho nhau nên hiệu quả kinh tế không cao.
Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học, giờ đây dù anh Sinh có đi đâu xa, anh vẫn theo dõi và chăm sóc được trại nấm linh chi của mình.
Từ năm 2018, anh Sinh được Trung tâm ứng dụng tiến bộ & Khoa học Công nghệ (thuộc Sở Khoa học và Công nghệ An Giang) hỗ trợ thay đổi thiết bị, chuyển giao cho quy trình ứng dụng công nghệ vào sản xuất như: tạo độ ẩm trong nhà nấm bằng sóng âm; theo dõi và điều khiển độ ẩm bằng điện thoại thông minh; Nhà sấy nấm linh chi bằng năng lượng mặt trời... Theo anh Giang, từ khi áp dụng công nghệ trong kỹ thuật trồng nấm, năng suất trại nấm của anh tăng 30%”.
Anh Nguyễn Hùng Sinh chia sẻ: “Ưu điểm của công nghệ này là không giới hạn địa lý, dù bất cứ ở đâu mình cũng có thể điều khiển trại nấm mình làm sao tối ưu nhiệt độ và ẩm độ để nấm phát triển đồng đều và có chất lượng tốt nhất. Chỉ cần cầm điện thoại lên và mở ứng dụng ra là có thể kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm, cho máy vận hành thông qua chương trình được cài đặt sẵn”.
Từ năm 2018, anh Nguyễn Hùng Sinh trồng thêm kiểng nấm linh chi.
Nói về cơ duyên trồng kiểng nấm linh chi trong chậu, anh Sinh cho biết, tình cờ đến TP Hồ Chí Minh thấy một số khách hàng của anh chưng nấm Linh chi trong chậu ở bàn làm việc, phòng khách… Thấy lạ và đẹp nên anh tìm hiểu thì được biết, đây là những cây nấm linh chi đã được xử lý, phủ sơn và cây đã chết.
Về An Giang, anh nghiên cứu trồng thử, tuy nhiên thời gian đầu cây nấm chưa đẹp, như màu nấm không đỏ đều, tai nấm to nhỏ và vị trí các tai nấm không cân xứng. Dần dần tìm hiểu, anh phát hiện ra chính ánh sáng là yếu tố quyết định một cây nấm kiểng linh chi đẹp, chuẩn.
Theo anh Sinh, việc đầu tiên là chọn chậu cho phù hợp, sau đó chọn những cấy nấm đạt chuẩn đưa vào chậu nấm đã chọn. Bước tiếp theo là chọn vị trí trong nhà nấm có nhiệt độ phù hợp để đặt chậu nấm. Khi tai nấm mọc ra phải thường xuyên theo dõi để cân chỉnh tai nấm bằng việc điều chỉnh chậu nấm theo hướng ánh sáng. Tai nấm đều hay to nhỏ là hoàn toàn phụ thuộc vào ánh sáng.
Tết Canh Tý năm nay anh trồng 250 chậu kiểng nấm linh chi và khách hàng đã đặt mua 200 chậu. Người chơi kiểng nấm linh chi với ước mong gia đình được mạnh khỏe.
Năm 2018, anh Sinh làm một 100 chậu kiểng nấm linh chi và bán hết ngay khi mới giới thiệu. Dịp tết Canh Tý năm nay, anh trồng 250 chậu nhưng khách hàng đã đặt 200 chậu, mỗi chậu 100.000 đồng, có từ 2 – 3 tai nấm.
Trồng nấm kiểng có vất vả nhưng bù lại hiệu quả kinh tế cao, vì trung bình 1kg nấm linh chi phải cần từ 60 -70 tai nấm nhưng chỉ bán được 600.000 – 700.000 đồng. Như vậy, chỉ cần 6-7 chậu nấm linh chi kiểng là đã có số tiền này.
Theo anh Sinh, người dân thích chơi kiểng nấm linh chi là vì cầu mong sức khỏe; kiểng nấm linh chi gọn, nhẹ và đặc biệt là trưng bày trên 8 tháng cây nấm mới héo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Cầy mangut 'đánh úp' rắn hổ mang và cái kết khiến người xem 'sốc' nặng
CLIP: Đang mải mê húc nhau, linh dương impala bị sư tử tóm gọn và cái kết
CLIP: Khỉ chủ động tấn công rắn hổ mang chúa và cái kết bất ngờ
CLIP: Đi săn trâu rừng, sư tử nhận cái kết 'đắng ngắt'
CLIP: Bị đàn chó săn tấn công, báo đốm nhận cái kết ít ai đoán được
Tại sao phân hà mã lại có thể giết chết hàng nghìn con cá mỗi năm? Phân hà mã đáng sợ đến mức nào?