Cây độc: Cây bông tai có thể gây hôn mê nếu cứ thấy đẹp là hái
Cây độc: Có hoa đẹp mê mẩn nhưng cây này lại giết người quá nhanh / Top 10 hòn đảo đẹp nhất Thái Lan
Cây bông tai (có tên khoa học là Asclepias curassavica) thuộc chi Asclepias, loài Curassavica, được gọi với nhiều tên khác nhau như cây bông tai, ngô thi… Là dạng cây thân thảo, sống lâu năm, cao từ 60 – 150cm, phân cành nhánh thưa, có mủ trắng. Lá mọc đối, có cuống ngắn, thon hẹp hình ngọn giáo. Cụm hoa bông tai dạng tán ở ngọn thân, gồm 6 – 12 hoa màu vàng ở giữa.
Loài cây này có nguồn gốc từ Trung Mỹ, hiện được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới. Chúng được trồng làm cảnh vì hoa có dáng lạ trông như cái hoa tai, màu đỏ chói và thường được dùng để làm thuốc. Ở nước ta, Bông tai được dùng để trị kiết lỵ, ỉa chảy và tẩy giun.
Đây cũng là loài cây có “biệt tài” xua đuổi một số loài sâu bọ, tạo thuận lợi cho các loài thực vật mọc gần chúng sinh sôi, phát triển, đặc biệt là các loài bọ bổ củi (họ Elateridae).
Các sợi của quả bông tai hay tơ sồi được phủ một lớp sáp, và chúng có khả năng cách nhiệt rất tốt. Các thử nghiệm cho thấy chúng có khả năng cách nhiệt tốt hơn cả các lớp lông bên trong của các loài chim. Trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, trên 5.000 tấn (11 triệu pao) lông tơ của bông tai đã được thu hoạch tại Hoa Kỳ như là vật liệu thay thế cho bông gòn.
Trong quá khứ, hàm lượng dextroza cao trong mật hoa các loài bông tai đã được sử dụng làm nguồn cung cấp chất làm ngọt cho thổ dân Bắc Mỹ cũng như những người buôn lậu lông thú tại khu vực Canada thời kỳ thuộc Pháp (1534 -1763) (tiếng Pháp: Coureur de bois).
Bông tai cũng là loại thuốc dân gian để loại bỏ mụn cơm. Người ta bôi nhựa bông tai trực tiếp lên mụn cơm vài lần mỗi ngày cho đến khi nó biến mất. Nhựa bồ công anh cũng hay được sử dụng với mục đích tương tự.
Các loài bông tai là các nguồn mật hoa quan trọng cho các loài ong và các côn trùng kiếm mật khác cũng như là nguồn thức ăn của ấu trùng. Nhựa của chúng có màu giống như sữa, chứa các ancaloit, và một vài hợp chất phức tạp khác, bao gồm cả các cardenolid (glicozit tim mạch). Một vài loài có khả năng gây ngộ độc.
Các nghiên cứu cho thấy, nếu trẻ em hái hoa bị dính nhựa vào tay sau đó cho tay vào miệng có thể gây ngộ độc cấp. Ở cơ địa yếu, việc ngộ độc có thể gây hôn mê.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị đại tướng đốt toàn bộ bản kiểm điểm của các cán bộ, là huyền thoại được đích thân Bác Hồ đặt bí danh
Mỹ: Xuất hiện sinh vật kỳ lạ viết lại lịch sử loài khủng long