Khám phá

Cây độc: Loài cây 'bị nguyền rủa' trên vùng đất thép Củ Chi, gần trăm năm nhắc tên vẫn sợ hãi

Cây độc mang tên vùng đất thép Củ Chi có độc tính khủng khiếp, xếp vào độc dược hạng A. Độc tính cây Củ Chi xếp vào hàng đầu, không thuốc nào giải được.

Khoảnh khắc thợ săn tay không chiến đấu với cá sấu khổng lồ / 5 bậc đế vương tàn bạo nhất lịch sử thế giới

Các sách Đông y ghi lại Củ Chi còn có tên gọi là Cổ Chi, Hoàng Đàn, hay Võ Doản.. Trong giới khoa học, loài cây này được biết với tên gọi Mã Tiền. Cây Củ Chi rất dễ nhận biết: Thân gỗ cao từ 5m đến 12m, có lúc đạt cực đại khoảng 25m, vỏ thân màu xám trắng; lá đơn, mọc đối, mắt trên bóng có năm gân hình cung, gân nhỏ hình mạng; cụm hoa mọc ở nách lá đầu cành, hoa có màu trắng hoặc vàng nhạt, có mùi thơm; quả thịt hình cầu đường kính 2,5cm đến 4cm khi chín màu vàng lục, chứa từ một đến năm hạt hình tròn dẹt như khuy áo, một mặt lồi, một mặt lõm, có lông mượt bóng.

Loài cây mang tên vùng đất thép Củ Chi có độc tính khủng khiếp, được xếp vào loại độc dược hạng A. Độc tính cây Củ Chi xếp vào hàng đầu, không thuốc nào giải độc được. Thân, lá, rễ, quả, hạt cái nào cũng độc, chứa hàm lượng chất Strychnin rất cao, ăn vào một chút xíu là cứng lưỡi, cứng người. Chất Strychnin là loại chất cực độc, chỉ cần một lượng rất nhỏ là đủ làm tê liệt tất cả mọi hoạt động của một cơ thể khỏe mạnh, khiến người bị nhiễm độc bị trụy tim mạch rồi tử vong tức khắc. Xưa kia, tại vùng đất Củ chi, cây Củ Chi mọc hoang rất nhiều, chính vì thế cây đã trở thành tên đất. Về sau, do độc tính của loài cây này quá mạnh, gây nguy hiểm cho nhiều người, nên người dân đã chặt bỏ hết. Cho đến giờ phút này, trên vùng đất thép chỉ còn 1- 2 cây và có khả năng sẽ tuyệt chủng.

Cây độc: Loài cây 'bị nguyền rủa' trên vùng đất thép Củ Chi, gần trăm năm nhắc tên vẫn sợ hãi

Cây Củ Chi còn sót lại tại xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi (TP.HCM). Ảnh: Người đưa tin

Loài cây “bị nguyền rủa” trên vùng đất thép Củ Chi

Cụ Nguyễn Tân Huỳnh, quê tại xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, Tp.Hồ Chí Minh kể lại với PV Công lý: Ngày xưa, nơi đây cây Củ Chi mọc thành rừng. Người xưa không biết loài cây này có chất kịch độc nên thường đốn gỗ về để đóng bàn, ghế, ván nằm. Nằm ngồi thì không sao, nhưng nếu vô tình liếm phải thì ngay lập tức bị cứng họng, cứng đờ tay chân rồi lăn ra chết. Rất nhiều cái chết “bất đắc kỳ tử” xuất phát từ những gia đình có dùng gỗ Củ Chi mà người ta vẫn không hiểu tại sao. Nên từ đó cây Củ Chi trên vùng đất này bị đốn sạch bởi người dân cho rằng nó đã “bị nguyền rủa”, khiến bất cứ gia đình nào “rước” nó về nhà thì đều có người chết. Cho đến khi các thầy thuốc kết luận rằng, sở dĩ loài cây này mang một lịch sử chết chóc như vậy là bởi trong các bộ phận của nó đều chứa chất kịch độc thì người dân mới vỡ lẽ.

Nhưng lạ một điều là từ đó, những câu chuyện huyền bí về “loài cây bị nguyền rủa” lại nhiều hơn, lan truyền rộng rãi hơn. Cụ Huỳnh đã gần trăm tuổi, mỗi lần nhắc về gốc cây Củ Chi ngày ấy vẫn e dè sợ hãi.

Chất kịch độc nhưng cũng có thể hữu ích

Cây độc: Loài cây 'bị nguyền rủa' trên vùng đất thép Củ Chi, gần trăm năm nhắc tên vẫn sợ hãi

Hạt cây Củ Chi. Ảnh: Người đưa tin

Tuy độc tính mạnh vậy nhưng cây Củ chi có thể dùng làm thuốc rất hiệu quả. Với tên gọi Mã Tiền, vị thuốc chiết xuất từ cây củ chi có vị đắng, tính hàn, rất độc, có tác dụng thông lạc, chỉ thống, tán kết tiêu thũng. Khi vào cơ thể, vị thuốc này tác dụng đến hết các cơ quan như dạ dày, hệ thần kinh, tim làm các cơ quan này chuyển động ít hay nhiều tùy vào liều lượng. Nếu dùng với liều lượng thích hợp, Mã Tiền kích thích dây thần kinh, điều hòa hoạt động thần kinh, đặc biệt là hệ thần kinh tủy, lại có tác dụng khai vị, tốt cho tiêu hóa. Ngoài ra, vị thuốc này còn nhiều tác dụng khác, tuy vậy độ nguy hiểm khi sử dụng rất cao, ví như sử dụng hạt và vỏ cây ngâm rượu thì không được uống, trước đây đã có trường hợp tử vong vì uống nhầm rượu ngâm Mã Tiền.

 

Công thức chế biến cây Củ Chi thành thuốc công phu không kém. Theo đó, người ta phải tìm quả chín, nhặt về bổ ra lấy hạt, loại bỏ các hạt lép non hay phần ruột thối đen, đem phơi nắng hoặc sấy khô, để nơi khô ráo tránh mối mọt. Khi cần dùng thì lấy phần hạt đã phơi khô ngâm vào nước vo gạo một ngày một đêm (36 giờ đồng hồ) đến khi mềm, cạo bỏ vỏ ngoài, lấy nhân, bỏ mầm. Sau đó, thái mỏng tiếp tục sấy khô, tẩm dầu vừng một đêm đem sao lên cho vàng đậm, sử dụng theo đúng liều lượng chỉ định của thầy thuốc.

Dân gian còn thường sử dụng cây củ chi ngâm rượu để xoa bóp cho rắn chắc, trị đau nhức khớp xương, phong thấp.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm