Cày ruộng, sống ẩn cư trong lều tranh, vì sao Gia Cát Lượng vẫn có thể biết mọi
Phò tá cho Lưu Bị, Gia Cát Lượng đã âm thầm che giấu 1 "ý đồ" mà đến lúc chết, Lưu Bị vẫn không phát hiện ra / 5 mãnh tướng trung nghĩa nhất thời Tam quốc, 2 trong số này phò tá Lưu Bị nhưng không hề có tên Trương Phi (Phần 2)
Những ai am hiểu Tam Quốc có lẽ đều biết, Gia Cát Lượng từng sống cuộc sống của một nông phu ở Nam Dương, ẩn cư trong lều tranh ở Long Trung, thế nhưng ông lại có thể biết hết mọi chuyện trong thiên hạ dù không ra khỏi cửa, đồng thời đưa ra được dự đoán vô cùng chính xác đối với xu thế của thiên hạ.
Khi Lưu Bị thỉnh giáo, Gia Cát Lượng vẽ cho ông một bức vạc ba chân, thậm chí cả bản kế hoạch thống nhất thiên hạ.
Vào thời kỳ đó, có lẽ chẳng ai biết công nghệ thông tin là gì, cách truyền tin cũng vô cùng chậm chạp và lạc hậu, vây rốt cuộc Gia Cát Lượng đã làm thể nào mà dù không ra khỏi nhà nhưng vẫn biết chuyện trong thiên hạ?
Mạng lưới quan hệ rộng khắp là yếu tố quan trọng
Chúng ta cần biết rằng, thời cổ đại xa xưa không có thiết bị vô tuyến điện, mọi người chỉ có hai con đường để tìm hiểu thế giới bên ngoài, một là nghe tin truyền miệng, hai là đi vạn dặm đường.
Gia Cát Lượng không rời khỏi nhà tranh, vậy nguồn cung cấp thông tin của ông chỉ có một, đó chính là nghe được từ người khác.
Trước tiên, Gia Cát Lượng không phải người sơn dã nhàn rỗi thật sự, dòng họ Gia Cát cũng có một số ảnh hưởng ở nơi đó.
Chúng ta đều biết rằng, thời Đông Hán là thiên hạ của thế gia đại tộc, tổ tiên của Gia Cát Lượng - Gia Cát Phong là quan Tư lệ Hiệu úy thời Đông Hán. Điều này chứng tỏ dòng họ Gia Cát tới cuối thời Đông Hán đã phát triển trong thời gian rất dài, có thể suy đoán, dòng họ Gia Cát có quan hệ với rất nhiều dòng họ lớn.
Mạng lưới quan hệ khổng lồ ấy chính là nguồn tài nguyên trong tay Gia Cát Lượng. Chỉ nhờ điều này, đã đủ để Gia Cát Lượng có chỗ đứng ở cuối thời Đông Hán.
Tranh minh họa.
Trong chính giai đoạn này, ai ai trong dòng họ Gia Cát cũng đều là nhân tài, Gia Cát Khuê - cha của Gia Cát Lượng làm tới chức quận thừa ở Thái Sơn, Duyện Châu. Bởi vậy, Gia Cát Lượng có quan hệ nhất định ở Sơn Đông.
Gia Cát Khuê qua đời khi Gia Cát Lượng còn nhỏ, về sau Gia Cát Lượng và em trai là Gia Cát Quân đi theo người chú Gia Cát Huyền, sau này Gia Cát Huyền đến Dự Chương làm thái thú, có thể nói Gia Cát Lượng lớn lên cùng chú ruột của ông.
Sau khi Gia Cát Huyền qua đời, Gia Cát Lượng làm ruộng ở Lũng Thượng, tuy trong chính sử không hề nói rõ Gia Cát Lượng ẩn cư ở Lũng Thượng bao lâu, nhưng trong khoảng thời gian đi theo Gia Cát Huyền làm quan, Gia Cát Lượng vẫn luôn nhận được tin tức về chuyện lớn trong trong thiên hạ và các chư hầu.
Ngoài ra, anh trai Gia Cát Lượng là Gia Cát Cẩn đến Đông Ngô từ trước khi Gia Cát Lượng ra đời, đồng thời kết bạn được với Tôn Quyền, gây dựng được danh tiếng nhất định.
Bởi vậy, việc Gia Cát Cẩn và Gia Cát Lượng trao đổi thư cho nhau hoàn toàn có khả năng, điều này giúp đỡ cho Gia Cát Lượng trong việc tìm hiểu về tình hình của tập đoàn Đông Ngô.
Hơn nữa, chị cả của Gia Cát Lượng lại lấy Khoái Kỳ - con nhà vọng tộc ở Tương Dương, chị thứ hai lấy con trai của Bàng Đức Công là Bàng Sơn Dân, Bàng Thống là cháu trai của Bàng Đức Công.
Từ những điều trên, chỉ cần nhìn từ các mối quan hệ của Gia Cát Lượng, ta thấy đây là một mạng lưới quan hệ khổng lồ.
Theo ghi chép của chính sử, Lưu Bị tổng cộng đến viếng thăm Gia Cát Lượng ba lần, hai lần đầu không hề gặp được Gia Cát Lượng, khả năng rất lớn là do Gia Cát Lượng ra ngoài ngao du, thăm viếng bạn bè.
Những gì nghe được, thấy được trên đường đi thăm viếng đó, có thể giúp Gia Cát Lượng biết được rất nhiều tin tức liên quan đến thế giới.
Gia Cát Lượng thường tự so sánh mình với Quản Trọng, Nhạc Nghị, vậy thì những người bạn kết giao với ông cũng không phải là hạng vô danh tiểu tốt tầm thường, ví dụ như Từ Thứ, Thôi Quân, Thạch Thao.
Nhìn từ mạng lưới quan hệ rộng khắp này, có lẽ việc Gia Cát Lượng không biết gì về chuyện trong thiên hạ mới là điều khó tin.
Bản thân Gia Cát Lượng vốn đã là một người vô cùng thông minh, dù nói vài câu chính sự trong lúc trao đổi với người thân, bạn bè, cũng đủ để ông tự rút ra được quan điểm ý kiến của mình.
Nhờ việc thăm thú dân gian và giao lưu với bạn bè, Gia Cát Lượng đã kết hợp được thông tin từ phía dân gian và triều đình, từ đó có thể nhận được thông tin mà mình muốn.
Hơn nữa trong sách vở ghi chép thời ấy, cũng có ghi chép môi trường địa lý của lãnh thổ các chư hầu chiếm lĩnh, cộng thêm đánh giá của người trong thiên hạ dành cho các chư hầu, giao lưu với bạn bè, Gia Cát Lượng chắc chắn sẽ biết được tình hình quản lý trong lãnh địa của các chư hầu. Sau khi có được những số liệu này, ông tiến hành kết hợp những số liệu này với phân tích của bản thân, nhờ đó mà dễ dàng suy luận được chuyện trong thiên hạ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Tổng thống trẻ tuổi nhất thế giới ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness, đắc cử sau khi đảo chính thành công
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loài vật có 'của quý' lớn nhất thế giới và cách giao phối đầy ám ảnh của con đực với con cá
Kinh ngạc với hình ảnh UFO hình chữ thập được cho là bị rò rỉ từ nguồn dữ liệu UFO tuyệt mật của Mỹ
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?