Cây sồi bị xiềng xích vì dính "lời nguyền" cứ một cành gãy sẽ có một người phải qua đời
Cây thông cổ thụ hơn 1.200 năm tuổi vẫn tiếp tục "lớn" / Bí ẩn chuyện cây cổ thụ bị xiềng xích chằng chịt suốt hàng trăm năm
Cây sồi đặc biệt này nằm ở làng Alton, Staffordshire, nước Anh. Đã có rất nhiều du khách đến đây để chiêm ngưỡng cây cổ thụ bị xiềng xích đặc biệt, được nghe kể về huyền thoại đằng sau đó và cho rằng đó chỉ là một tác phẩm hư cấu. Thế nhưng, những người dân địa phương biết rằng câu chuyện này bắt nguồn từ một câu chuyện có thật.
Chuyện kể rằng vào một đêm nọ, Bá tước thứ 12 của Shrewsbury, John Talbol đi qua cây sồi này để trở về nhà thì bị một phụ nữ lớn tuổichặn xe xin ăn. Bá tước đã phớt lờ lời cầu xin của bà, ra lệnh tránh đường. Người phụ nữ nổi giận vì sự kiêu ngạo của ông, đã hét lên lời nguyền rủa: "Mỗi một nhánh của cây sồi này gãy xuống, một người của gia đình ông sẽ chết".
Cây sồi bị xiềng xích vì dính "lời nguyền" cứ một cành gãy sẽ có một người phải qua đời
Sau đêm đó, một cơn bão dữ dội kèm sấm sét đã chặt đứt một nhánh sồi. Như lời nguyền đã cảnh báo, một thành viên của gia đình Bá tước đột ngột qua đời. Quyết tâm tránh lặp lại thảm kịch, Bá tước đã ra lệnh xích cây sồi lại để không một nhánh cây nào bị gãy nữa. Và thế là câu chuyện được lan truyền.
Vào năm 2007, một nhánh chính của cây sồi bị những sợi xích làm suy yếu đã mục ruỗng vào tận lõi và gãy rời khỏi cây, rơi xuống đất. Người ta đã liên lạc và thông báo sự việc cho hậu duệ của Bá tước Shreewsbury. Tuy nhiên, không có vụ chết người đột ngột nào xảy ra cả.
Người ta thường nói rằng thần thoại và truyền thuyết thường dự trên sự thật. Những câu chuyện đó được kể lại để giáo dục và cảnh báo người khác về mối nguy hiểm của thế giới hoặc giải thích những phong tục của cộng đồng. Trong trường hợp cây sồi bị xiềng xích, câu chuyện thần thoại trên rõ ràng là để lôi kéo người ta đến thăm cây.
Cây sồi bị xiềng xích gần như là độc nhất vô nhị trên trái đất. Ở Kunnathidavaka, Ấn Độ cũng có một cái cây có sợi xích. Tuy nhiên, những sợi xích được treo lủng lẳng chứ không trói buộc giống như cây ở Alton. Không có tài liệu nào ghi lại thời gian, lý do hay ai đã buộc những chuỗi xích ấy lên. Các chuỗi xích trên cây sồi được rèn bằng tay, có niên đại vào khoảng những năm 1800, cùng thời gian với truyền thuyết.
Cây sồi có tuổi đời khoảng 1.300 năm và là một trong những cây lâu đời nhất thế giới, nếu không muốn nói là mẫu vật cổ nhất trong thung lũng này. Có tài liệu ghi rằng câysồi và những cây khác thường được tôn thờ, coi như thánh thần trước khi Kito giáo bén rễ trong dân chúng. Cây sồi đại thụ này có thể là tâm điểm được tôn thờ trong nhiều thế kỷ qua.
Việc xích cây sồi lại không hề đơn giản bởi đối với một người, những sợi xích này cực kỳ nặng. Để đưa những sợi xích vào ngách xa nhất của cây sồi cần phải dùng rất nhiều sức. Do đó, rất khó để một người làm được nó và câu hỏi ai, tại sao lại xích cây sồi đến nay vẫn còn là điều bí ẩn.
Người ta tin rằng cây sồi này có khả năng khóc lóc, rên rỉ một cách kỳ lạ như người, đặc biệt là khi bị quật gãy cành. Có lẽ những tiếng khóc than phát ra từ cây sồi già đã khiến người dân Alton khiếp đảm. Họ buộc phải quấn xích lên cây để buộc nó im lặng.
Hoặc còn một giả thuyết nữa là cây bị xích vì đã quá già và ngày càng mong manh. Thế nhưng người ta lại đặt câu hỏi là tại sao không dùng dây thừng để gia cố mà lại là sợi xích? Tất cả những câu hỏi đó đều không lời giải và đến nay, cây sồi bị dính lời nguyền vẫn thu hút sự tò mò và gây kinh ngạc cho rất nhiều người.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài cá duy nhất trên thế giới không ai bắt được khi còn sống: Dài đến 9m, được yêu thích ở Việt Nam
Top 10 loài động vật dài nhất thế giới: Vị trí số 1 lên tới 55 mét
Vàng đến từ đâu và được hình thành như thế nào?
Top 5 con ‘quái vật’ bí ẩn gây ám ảnh nhất cho người Việt Nam: Con thứ 2 hoàn toàn có thật trên đời!
Einstein là thiên tài nhưng tại sao con trai ông lại mắc bệnh tâm thần?
Người đàn ông thông minh nhất thế giới với chỉ số IQ 210 tuyên bố không ngờ về những gì xảy ra sau khi con người chết