Cây thông cổ thụ hơn 1.200 năm tuổi vẫn tiếp tục "lớn"
Hình đánh cá Việt Nam và loạt ảnh xanh mát thắng giải quốc tế / Trẻ tiếp xúc với kháng sinh khi còn nhỏ sẽ tăng nguy cơ béo phì

Một nhóm các nhà khoa học nghiên cứu tại một công viên quốc gia ở miền Nam nước Italy đã phát hiện được cây cổ thụ cao tuổi nhất châu Âu từng được xác định niên đại - đó là một cây thông Heldreich ít nhất 1230 năm tuổi, và vẫn đang tiếp tục phát triển.
Theo trang Odditycentral, với biệt danh “Italus,” cây cổ thụ này do một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Tuscia và do Gianluca Povesan dẫn đầu phát hiện ra trên một sườn núi dốc ở công viên quốc gia Pollino, Italy.
Ngay khi nhìn thấy Italus, các nhà nghiên cứu đã biết họ đã gặp được một mẫu thực vật cổ xưa, nhưng họ không ngờ rằng đó là cây lâu đời nhất từng được phát hiện trên lục địa châu Âu.
Điều thậm chí còn đáng ngạc nhiên hơn là việc mặc dù đã rất lâu đời - ít nhất 1230 năm tuổi - và hầu như không còn tán lá nữa, nhưng thân cây này dường như vẫn phát triển tốt; thân cây vẫn có thêm các vòng tuổi gỗ dày trong suốt nhiều thập kỷ qua.
Theo phân tích của các nhà nghiên cứu trong công trình được xuất bản gần đây, sự tăng trưởng quan sát được trong nhiều thập kỷ qua mâu thuẫn với sự tăng trưởng hạn chế khi tuổi của tầng phát sinh gỗ gia tăng, đặc biệt khi xem xét sự giảm tăng trưởng và hiện tượng chết khô trên diện rộng diễn ra gần đây đối với nhiều hệ sinh thái Địa Trung Hải.”
Việc xác định chính xác tuổi của cây Italus là một thách thức khó khăn, chủ yếu vì phần ruột của thân cây - phần mà đáng lẽ ra phải có các vòng tuổi lâu đời nhất - lại bị hỏng hoàn toàn vì lý do nào đó.
Các nhà nghiên cứu cho biết phần lõi trong cùng của thân cây là những hạt như hạt bụi, và rằng họ chưa từng thấy điều gì tương tự như vậy, do đó việc xác định niên đại của các vòng tuổi của cây là bất khả thi.
"Phần bên trong thân gỗ giống như bụi đất - chúng tôi chưa từng thấy thứ gì như vậy cả," Alfredo Di Filippo, một thành viên của nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra Italus, chia sẻ với National Geographic. "Đã bị mất ít nhất 20cm gỗ, lượng gỗ này tượng trưng cho rất nhiều năm tuổi."

End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Con trăn lớn nhất thế giới từng được phát hiện có kích thước bao nhiêu?
Tỉnh đặc biệt của Việt Nam 135 năm vẫn giữ nguyên tên, chưa từng tách, nhập tỉnh bao giờ
Địa phương duy nhất của Việt Nam lên thành phố rồi trở thành quận
Vào ngày tang lễ của Bao Công, vì sao phải dùng 21 chiếc quan tài đưa ra khỏi 7 cổng thành? Bí mật phía sau khiến hậu thế phải ngạc nhiên
Thường ăn thịt và uống rượu mỗi ngày, tại sao người Tây Tạng hiếm khi mắc bệnh 'tam cao'?

Trên tai chú chó có những cục màu vàng, người chủ lúc đầu tưởng đó là ráy tai, nhìn kỹ lại sợ toát mồ hôi hột