Chân dung nghĩa tử của Tào Tháo: Trở thành Gia Cát Lượng phiên bản Tào Ngụy, thậm chí còn lợi hại hơn cả Gia Cát Lượng phiên bản gốc
Nếu 3 mãnh tướng này không chết quá sớm, lịch sử Tam quốc có lẽ đã phải viết lại: Người đầu tiên từng khiến Đổng Trác kinh hồn bạt vía / 2 nhân vật được Từ Thứ tiến cử đều "nổi như cồn" dưới thời Tam Quốc: 1 người đại trung, 1 người đại gian
Tào Tháo có tổng cộng 25 người con trai, tất nhiên là con ruột, thực ra, ông không chỉ thích cướp vợ của người khác, mà còn thích cướp cả con của người khác, chẳng hạn như con của Tần Nghi Lộc, trong lúc hồ đồ bị Tào Tháo cướp mất con, lại còn lấy làm vui mừng khoe khoang, nhưng, ngoài Tần Lang ra, Tào Tháo còn nhận một nghĩa tử khác là Tào Chân.
Tài liệu lịch sử không ghi chép Tào Chân sinh ra năm nào, thậm chí đến cha mẹ là ai cũng không có ghi chép chính xác. "Tam Quốc chí" nói cha của Tào Chân là Tào Thiệu, là họ hàng với Tào Tháo, sau khi Tào Thiệu mất, Tào Tháo nhận Tào Chân làm con nuôi, còn trong "Ngụy Lược" lại nói cha của Tào Chân là Tần Bác Nam, có quan hệ rất tốt với Tào Tháo, vì vậy, cha của Tào Chân là ai không ai biết, sợ rằng đến cả bản thân Tào Tháo cũng không biết.
Nhân vật Tào Chân trên màn ảnh nhỏ
Trong tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa", Tào Chân được khắc họa với hình tượng của một kẻ vô dụng, trên thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Sau khi Tào Tháo mất, địa vị của Tào Chân ở Tào Ngụy tương đương với địa vị của Gia Cát Lượng ở Thục Hán. Theo lịch sử ghi chép, Tào Phi trước lúc lâm chung đã gửi gắm con trai mình cho Tào Chân, giống như Gia Cát Lượng, sau khi Tào Duệ lên kế vị, Tào Chân có thể "kiếm lữ thượng điện, nhập triều bất thế" (có thể mang kiếm vào điện và vào triều mà không cần bước đi nhỏ nhẹ (2 điều cấm kị với mọi quan thần dân)), đặc quyền này giống như Gia Cát Lượng vậy, tuy nhiên, Tào Chân thực ra lợi hại hơn Gia Cát Lượng rất nhiều, đặc biệt là về mặt quân sự.
Mọi người đều biết, Gia Cát Lượng sáu lần Bắc phạt, nhưng lần nào cũng đều thất bại, trong đó có 2 lần là bại dưới tay Tào Chân. Công Nguyên năm 228, Gia Cát Lượng Bắc phạt lần đầu, ông chia quân làm hai đạo tiến công, một bên ở Tả Cốc bày nghi binh nhằm thu hút sự chú ý của Tào Chân, một bên khác tự mình dẫn quân, dự định công chiếm Kỳ Sơn, nhưng Tào Chân vừa nhìn đã biết Gia Cát Lượng dụng binh không ổn, ông phái đại tướng Trương Cáp công đánh Nhai Đình, đánh bại Mã Tắc, đồng thời ở Tả Cốc nhẹ nhàng đánh bại Triệu Vân, cứ vậy, lần đầu Bắc phạt của Gia Cát Lượng hoàn toàn thất bại.
Trong "Tam Quốc diễn nghĩa", vinh quang ở trận Nhai Đình quy về Tư Mã Ý, nhưng thực ra trận này hoàn toàn không liên quan tới Tư Mã Ý. Trương Cáp là do Tào Chân phái đi, sau khi giành được thắng lợi thứ nhất, Tào Chân không hề đắc thắng, lơ là cảnh giác, ông ý thức được Gia Cát Lượng sẽ còn tới lần nữa, ông rất nhanh nhìn ra được Trần Thương sẽ là nơi trọng yếu tiếp theo mà Gia Cát Lượng sẽ dụng binh, vì vậy đã phái Hách Siêu đi trấn thủ, nhưng trong tiểu thuyết, Hách Sai lại là do Tư Mã Ý tiến cử, công lao trấn giữ Trần Thương cũng lại quy về Tư Mã Ý, đối với Tào Chân mà nói, quả thực có hơi tủi thân.
Tào Chân được ví như Gia Cát Lượng cuả Tào Ngụy
Lần thứ hai Gia Cát Lượng xuất binh, quả nhiên gặp khó khăn ở Trần Thương, cuối cùng tiến không được mà lui thì không can tâm, sau khi tiêu tốn mất một lượng lớn lương hướng, không còn cách nào khác đành phải rút lui. Lần thứ hai, Tào Chân lại dễ dàng đánh bại Gia Cát Lượng, trở thành trụ cột của Tào Ngụy. Vốn dĩ còn kế hoạch giao chiến với Thục Hán, nhưng tiếc rằng Tào Chân lại sớm mất vì bệnh, đối với Tào Duệ mà nói, đây là một tổn thất vô cùng to lớn.
Mặc dù Tào Chân là một nhân tài có một không hai ở Tào Ngụy, nhưng ông lại bị "bôi đen" khá nhiều trong tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa". Giả sử Tào Chân không chết, e là Tư Mã Ý cũng sẽ chẳng có cơ hội xuất đầu lộ diện, lại càng không có khả năng đoạt được chính quyền Tào Ngụy!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?