Khám phá

Chàng trai mang binh khí của tổ tiên đi kiểm định, chuyên gia giận dữ: Đừng để chúng tôi báo cảnh sát!

Nhìn kỹ món binh khí trong tay, gương mặt chuyên gia bỗng biến sắc: "Chàng trai trẻ, cậu nói sai rồi.".

Phát hiện nhiều cổ vật quý hiếm có niên đại khoảng 2.000 năm tuổi trong ngôi mộ chiến binh / Phát hiện kinh ngạc trong cổ vật 2.000 năm tuổi của phụ nữ Trung Quốc xưa: Chuyên gia phải thán phục

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Những năm gần đây, các đài truyền hình tại đất nước tỉ dân đang chứng kiến sự phát triển bùng nổ của các chương trình kiểm định bảo vật - nơi chuyên gia khảo cổ, lịch sử sẽ đánh giá món đồ cổ mà người dân mang tới và đưa ra giá trị ước lượng của nó trên thị trường.

Nếu cổ vật được đánh giá là hàng thật, chủ nhân kho báu sẽ cảm thấy vô cùng hãnh diện, hài lòng, ngược lại những vị khách mời phát hiện ra mình mua phải đồ giả sẽ không tránh khỏi nuối tiếc. Tuy nhiên, trong một tập phát sóng đặc biệt của chương trình kiểm định bảo vật tỉnh Thiểm Tây, chủ nhân món đồ dù nhận được kết quả thẩm định rất tốt nhưng vẫn chịu kết cục cay đắng.

Người đó chính là một chàng trai trẻ, anh tới kiểm định một món binh khí lợi hại từ thời nhà Minh, binh khí có chiều dài 87cm.

Chàng trai đi kiểm định món binh khí gia truyền

 

Chàng trai tự tin giới thiệu đây là cái mâu thường được sử dụng trong các cuộc chiến dưới thời nhà Minh, tổ tiên của anh là thầy y từng cứu sống một vị tướng quân nên được tướng quân trao tặng cái mâu này. Kể từ đó, món vũ khí đã được trao truyền qua nhiều thế hệ và giờ nó thuộc về anh.

Nhìn kỹ món binh khí trong tay, gương mặt chuyên gia bỗng biến sắc: "Chàng trai trẻ, cậu nói sai rồi. Đây không phải mâu mà là một cây giáo."

Chàng trai mang binh khí của tổ tiên đi kiểm định, chuyên gia giận dữ: Đừng để chúng tôi báo cảnh sát! - Ảnh 1.

Giáo là món binh khí lợi hại dành riêng cho các mãnh tướng thời cổ đại, chúng gắn liền với các tướng quân như sinh mệnh. Ảnh: Đài truyền hình tỉnh Thiểm Tây

Giáo là binh khí mạnh dưới thời cổ đại, chúng mang hình dáng tương đối với thanh kiếm nhưng có đường gờ ở giữa, giúp gia tăng sức mạnh chiến đấu và phá giáp quân địch.

Giáo thường dài từ 80 - 90cm, dài hơn nhiều so với một cây mâu hoặc kiếm. Loại vũ khí này không quá phổ biến, thường chỉ được sở hữu bởi những danh nhân xuất thân cao quý, đồng thời cũng là một biểu tượng của địa vị thời phong kiến.

 

Trong "Tam Quốc Diễn Nghĩa", Tào Tháo trước khi bước vào trận Xích Bích cũng cầm ngọn giáo dài 4 thước đứng trên mũi thuyền và nói với các tướng: "Từ khi ta cầm ngọn giáo này, phá Khăn vàng, bắt Lã Bố, diệt Viên Thuật, thu Viên Thiệu, thọc sâu vào Tái Bắc, duỗi thẳng đến Liêu Đông, tung hoành bốn bể, thật không phụ ý chí của kẻ đại trượng phu!"

Vậy mới thấy địa vị của ngọn giáo trong thời cổ đại cao thế nào!

Sự thật về món bảo vật

Điều này thực sự khiến các chuyên gia đặt câu hỏi về nguồn gốc của ngọn giáo. Binh khí quý giá này các tướng quân xưa coi như sinh mệnh, sẽ không dễ gì họ tùy tiện trao tặng cho người khác.

Thêm vào đó, trên ngọn giáo này còn có nhiều dấu hiệu bất thường về niên đại, nó thuộc về thời nhà Nguyên chứ không phải thời Minh như chàng trai nói. Cây giáo đúng là hàng thật, giá trị ước tính khoảng 100.000 NDT (tương đương 350 triệu đồng).

 

Chàng trai mang binh khí của tổ tiên đi kiểm định, chuyên gia giận dữ: Đừng để chúng tôi báo cảnh sát! - Ảnh 3.

Chuyên gia đã đặt nghi vấn cho món đồ xuất hiện trong chương trình kiểm định bảo vật. Ảnh: Đài truyền hình tỉnh Thiểm Tây

Các chuyên gia đang nghi ngờ binh khí này là món đồ tùy táng đã bị trộm từ lăng mộ một vị tướng quân nào đó. "Cậu nói thật đi, cây giáo này thực sự từ đâu tới? Đừng để tôi phải báo cảnh sát!" - Vị chuyên gia tức giận lên tiếng.

Chàng trai trẻ nghe tới đây mới run run thú nhận mình đã nói dối. Anh mua được cây giáo này ở chợ đen đồ cổ chứ không phải đồ gia truyền như đã giới thiệu, bản thân anh cũng không rõ nguồn gốc của ngọn giáo ra sao nên mới đến thẩm định. Chàng trai sau đó đã bị cảnh sát điều tra để làm rõ xem đây có phải tang vật từ một vụ trộm mộ hay không.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm