Chết mê bọ ngựa đẹp nhất thế giới, ca ngợi thần thú hoa
Vài ngày trước, khi đi dạo trong trang trại của mình thuộc thung lũng Nkutu, Kwazulu Natal, Nam Phi, cô Margaret Neville đã đột nhiên chú ý đến một sinh vật lạ lùng.
Sinh vật lạ lùng này đang bò trên bụi hoa oải hương mà cô trồng cách đây không lâu. Đáng nói, sinh vật này không giống với bất kỳ loài động vật nào mà Margaret từng thấy trước đây, nó khiến cô rất ngạc nhiên bởi sự xinh đẹp, mỹ lệ hệt như động vật cổ tích của mình.
Theo Margaret, sinh vật này là một con côn trùng, nó sở hữu vẻ ngoài hệt như một tác phẩm nghệ thuật. Đôi cánh màu trắng pha xanh lá cây, nổi bật bên trên là họa tiết vòng xoáy rất thanh lịch.
Trong khi đó, phần còn lại của cơ thể nó được trang trí bằng những cấu trúc nhỏ hệt như những bông hoa màu tím, trắng, hồng.
Ngay lập tức, cô Margaret đã chụp lại những hình ảnh về sinh vật này và tìm hiểu về nó.
Hóa ra sinh vật tuyệt đẹp này được gọi là bọ ngựa hoa, một loại bọ ngựa sở hữu vẻ đẹp không thua kém gì những bông hoa thật, cực kỳ thích hợp để ngụy trang trong môi trường tràn ngập những bông hoa. Có lẽ vì vậy, loài bọ ngựa này còn được gọi là thần thú hoa.
Sau khi cô Margaret chia sẻ những hình ảnh về con bọ ngựa hoa đẹp mỹ miều lên Facebook, đặt tên cho nó là Miss Frilly Pants. Ngay lập tức, Miss Frilly Pants đã nhận được sự chú ý lớn của mọi người. Đa số mọi người đều bày tỏ sự ngạc nhiên, choáng váng, khi biết rằng sinh vật này là có thật.
Mới đây, cô Margaret lại bất ngờ phát hiện, Miss Frilly Pants đã có người cầu hôn. Mặc dù mối quan hệ của bọ ngựa nổi tiếng là ngắn ngủi, khốc liệt thế nhưng nếu có thể lãng mạn một chút, vẫn hơn là hoàn toàn không.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Báo hoa mai trổ tài ‘khinh công’, lao lên không trung đoạt mạng đại bàng trong chớp mắt
CLIP: Cá sấu mõm ngắn ‘xẻ thịt’ trăn khổng lồ
CLIP: Nhện độc giăng bẫy, hạ gục rắn bằng vũ khí đáng sợ
CLIP: Hươu cao cổ mẹ ác chiến với bầy sư tử, giải cứu con non
Loài chim Việt Nam quý hiếm bậc nhất sách đỏ thế giới: Đã biến mất hoàn toàn ở miền Nam, cận kề bờ vực tuyệt chủng
Vì sao con người phải lọc và đun sôi nước để uống, trong khi động vật hoang dã có thể uống trực tiếp mà không bị ảnh hưởng?