Khám phá

Chị em Nhị Kiều – người mà Tào Tháo muốn “đoạt” được nhất là ai?

Có rất nhiều giai thoại lưu truyền về hai đại mỹ nhân Giang Đông Đại Kiều và Tiểu Kiều trong đó có câu chuyện Tào Tháo thảo phạt Đông Ngô.

Giải mã ý nghĩa tục 'Điển hôn' biến phụ nữ trở thành vật cầm cố trong xã hội phong kiến Trung Quốc / Giải mã bí ẩn Tử Cấm Thành: Thạch biệt lạp - hệ thống 'còi báo động' đặc biệt trải khắp Cố cung

Nhị Kiều của Giang Đông là hai chị em sống tại huyện Hoàn, quận Lư Giang, xứ Đông Ngô vào đầu thời kỳ Tam Quốc (nay là huyện Niềm Sơn, tỉnh An Huy, Trung Quốc).

Tiểu Kiều và Đại Kiều là hai đại mĩ nhân của Trung Hoa, thường được người đời gọi là Giang Đông Nhị Kiều. Vì chưa rõ tôn tính nên người ta hay gọi chị em nhà nàng bằng cái tên ước lệ là Đại và Tiểu đứng trước tên họ để cho thuận tiện cho việc phân biệt. Vẻ đẹp của hai nàng mĩ nhân đó đã đi vào giai thoại và trở nên vô cùng gần gũi với bất cứ ai quan tâm đếnlịch sửTrung Hoa.

Đại Kiều được mô tả là cô gái nhu mì, đẹp trầm lặng, đôi mắt diễm lệ nhưng đa sầu, tính cách hiền hậu, nhút nhát, sống nội tâm và tình cảm. Nàng thích việc nữ công gia chánh, thêu thùa nấu ăn, chăm sóc hoa lá. Tiểu Kiều thì dung mạo xinh đẹp, thông minh, thích đọc sách, đánh đàn, ngắm hoa và làm thơ. Hai nàng được xem như báu vật lớn nhất của Kiều gia trang và vùng đất Cối Kê.

Chị em Nhị Kiều – người mà Tào Tháo muốn “đoạt” được nhất là ai?
Chị em Đại Kiều và Tiểu Kiều

Sau khi chiếm được Uyển Thành (hay Hoãn Thành), Lư Giang, Tiểu bá vương Tôn Sách cùng bạn là Chu Du đến thăm Kiều gia trang và bắt gặp hai vẻ đẹp danh bất hư truyền bèn cầu hôn hai tiểu thư họ Kiều. Đại Kiều kết hôn với Tôn Sách và Tiểu Kiều kết hôn với Chu Du.

Tuy nhiên, xưa nay vẫn có câu “Hồng nhan bạc phận”, cuộc hôn nhân của hai chị em họ Kiều được xem là sự hôn phối giữa "Trai anh hùng, gái thuyền quyên", "mỹ nhân và danh tướng" nhưng đều không kéo dài. Lấy nhau được ba năm thì Tôn Sách mất, Đại Kiều một mình nuôi con cho tới cuối đời. Tiểu Kiều có vẻ như may mắn hơn chị gái của mình một chút. Cô có được cuộc hôn nhân hạnh phúc với Chu Du suốt 12 năm. Chu Du không chỉ là võ tướng tài năng mà còn là một tài tử phong lưu, tinh thông âm luật.

Cho tới nay người ta vẫn còn lưu truyền câu nói rằng: “Trong khúc nhạc có chỗ sai, Chu Lang chau mày”. Chu Du và Tiểu Kiều tình cảm mặn nồng, bên nhau như hình với bóng. Tiểu Kiều còn cùng Chu Du tham gia trận chiến Xích Bích lừng danh.

Tuy nhiên, sau Xích Bích 2 năm, năm 210, Chu Du trở về Giang Lăng, nhưng mắc bệnh và chết trên đường khi mới 36 tuổi. Trong suốt 12 năm kể từ khi lấy Tiểu Kiều, Chu Du là đại tướng thống lĩnh quân Đông Ngô, lập nhiều chiến công hiển hách, nổi tiếng khắp thiên hạ.

Không may, Chu Du đoản thọ, qua đời khi tuổi đời còn quá trẻ. Khi Chu Du chết, Tiểu Kiều cũng chưa tới 30. Người ta nói hồng nhan bạc phận, Đại Kiều và Tiểu Kiều xinh đẹp nổi tiếng Giang Đông nhưng cuối cùng phải sống trong cảnh cô đơn, lạnh lẽo.

 

"Tam Quốc diễn nghĩa kể rằng, sau khi thống nhất phương Bắc, Tào Tháo có ý định tiêu diệt Đông Ngô nên kéo hơn 80 vạn binh mã xuống phía Nam. Gia Cát Lượng phụng mệnh của Lưu Bị sang Giang Đông khuyên Tôn Quyền, lúc bấy giờ là chúa của Đông Ngô liên hợp với mình để chống quân Tào”.

Chị em Nhị Kiều – người mà Tào Tháo muốn “đoạt” được nhất là ai?
Tào Tháo

Để thuyết phục Đông Ngô đồng ý liên minh, Gia Cát Lượng buộc phải thuyết phục được hai người: Một là Tôn Quyền, hai là Chu Du. Tôn Quyền là chúa của Đông Ngô còn Chu Du chính là thống soái của quân Giang Đông, rất có uy tín.

Trong chương 44 của cuốn tiểu thuyết, có một cuộc đối thoại giữa Gia Cát Lượng và Chu Du, Lượng bảo rằng ông có một kế hoạch để buộc quân Tào rút lui, đó là cống nạp hai nàng kiều cho Tào nhằm khích Chu Du bởi Tào Tháo từng thề rằng: "Ta có hai ước muốn, một là quét sạch bốn bể, hoàn thành đế nghiệp, hai là có được hai nàng Kiều ở Giang Đông, nhốt ở Đồng Tước đài để vui vẻ những năm cuối đời, được như vậy thì chết cũng không hối hận: "Tháo còn lệnh cho con trai làm thơ với tựa đề Đồng Tước đài phú, trong đó có câu Lập song đài ư tả hữu hề! Hữu Ngọc long dữ Kim phụng; Lãm nhị kiều ư Đông Nam hề! Lạc chiêu tịch chí dữ cộng".

(Nghĩa là: Dựng hai đài ở bên tả bên hữu, có đài Ngọc long, có đài Kim phụng. Nhốt hai nàng Kiều bên Đông Nam; để sớm chiều cùng vui vầy). Mưu khích tướng của Gia Cát Lượng đã thành công, Chu Du tỏ ra vô cùngphẫn nộvà tức giận, quyết tâm liên minh với Lưu Bị để chống Tào. Nhờ có ý kiến của Chu Du, Tôn Quyền đã quyết tâm chống lại Tào Tháo và đồng ý liên minh với Lưu Bị dẫn tới đại chiến Xích Bích lừng lẫy trong thiên hạ”.

Sau khi xây dựng xong Đổng Tước Đài, ở mỗi phòng, Tào Tháo cho nhốt một mỹ nữ. Tào Tháo khi còn sống thường tới các đài này thỏa sức hành lạc, dâm loạn. Cho tới khi chết, Tào Tháo còn dặn con cháu rằng, mỗi khi tới ngàymồng mộthoặc rằm, lệnh cho các mỹ nữ này lên đài hát cho mình nghe. Tuy nhiên, không may là những mỹ nữ này sau đó đã bị con trai của Tào Tháo là Tào Phi nạp làm cung phi của mình.

 

Vì thế, có lẽ may mắn cho Chu Du và Tôn Sách là khi còn sống, Tào Tháo không chiếm được Giang Đông, nếu không, Đại Kiều và Tiểu Kiều khó mà thoát khỏi số phận "bị khóa" trong Đài Đổng Tước của Tào Tháo.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm