Khám phá

Chiếc đèn sáng 1.500 năm không tắt và nguồn năng lượng bí ẩn trong lăng mộ

Khi khai quật lăng mộ ở Rome, người ta đã phát hiện ra chiếc đèn 1.500 tuổi không tắt. Vậy bí ẩn đằng sau là gì?

Báu vật trong lăng mộ 2.000 năm hé lộ bí mật đáng kinh ngạc về trí tuệ của người xưa / Kho báu trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng: 5 lần bị cướp phá, Hạng Vũ, Thạch Hổ đều "bó tay"

Nguồn năng lượng bí ẩn

Năm 1845, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra quan tài của một phụ nữ trẻ cổ đại gần thành Rome. Khi mở quan tài ra, toàn bộ cơ thể của cô không hề bị thối rữa và còn nguyên vẹn như người sống. Gương mặt của cô chỉ giống như đang ngủ. Không những thế, các nhà khảo cổ học đã hoảng sợ khi nhìn thấy một ngọn đèn cổ vẫn sáng rực trong quan tài.

Tại sao ngọn đèn cổ có thể thắp sáng suốt 1.500 nhưng không tắt. Nguồn sáng của những chiếc đèn cổ này ở đâu? Rõ ràng, chiếc đèn này không phải là đèn dầu. Có người cho rằng chiếc đèn sáng mãi này là đèn điện cổ. Nhưng đèn điện là sản phẩm của nền văn minh hiện đại. Người cổ đại không thể tạo ra các thiết bị điện.

Khai quật lăng một một phụ nữ trẻ ở thành Rome, các nhà khảo cổ học hoảng hồn phát hiện chiếc đèn thắp sáng 1500 không tắt

Khi khai quật lăng mộ ở Rome, người ta đã phát hiện ra chiếc đèn 1.500 tuổi không tắt.

Bạn có biết rằng bên trong kim tự tháp Ai Cập cổ đại 4.600 năm trước có những bức bích họa điêu khắc rất đẹp mắt. Vì các lăng mộ và hành lang rất tối nên những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo này phải được chạm khắc và sơn dưới ánh sáng rực rỡ.

Sau khi phân tích lượng bụi tích tụ trong tháp suốt 4.600 năm bằng thiết bị tiên tiến nhất, các nhà khoa học nhận thấy không có khói đen và các hạt dầu khói trong bụi, cũng như không tìm thấy dấu vết của việc sử dụng đuốc hay đèn dầu. Có thể thấy rằng các nghệ nhân Ai Cập cổ đại hoàn toàn không sử dụng đuốc hay đèn dầu để chiếu sáng khi chạm khắc, viết chữ, vẽ tranh trong kim tự tháp.

Khai quật ngôi mộ cổ ở thành Rome, các nhà khảo cổ kinh hãi phát hiện ngọn đèn cổ 1500 không tắt

Sự xuất hiện của chiếc bình phát điện thời cổ đại

Vào giữa mùa hè năm 1936, khi một nhóm công nhân đường sắt lát nền đường ở làng Rabua, ngoại ô Baghdad, thủ đô của Iraq vô tình khai quật được một ngôi mộ cổ làm bằng những phiến đá khổng lồ. Bên trong lăng mộ là một cỗ quan tài. Các nhà khảo cổ học Iraq đã đến khai quật và phát hiện một số lượng lớn vàng bạc và đồ tùy táng có giá trị từ thời Ba Tư cổ đại từ năm 248 đến năm 226 trước Công nguyên.

 

Nhà khảo cổ học người Đức Wali Haram, người từng người phụ trách Bảo tàng Iraq cho biết trong khi dọn dẹp các di vật văn hóa khai quật được, ông đã phát hiện một chiếc bình đất sét màu trắng sữa cao 15 cm và chứa đầy nhựa đường. Sau thời gian dài nghiên cứu, Wali tin rằng chiếc bình là một loại pin hóa học cổ đại. Chỉ cần bạn đổ một ít axit hoặc nước kiềm vào bình, nó có thể phát ra điện.

Suy luận của Wali có đúng không? Học giả người Đức Manlyn Ajbalich đã quyết định làm một chiếc pin cổ như Wali mô tả để xác minh. Ông làm những ống đồng, bình gốm theo quy cách của đồ vật khai quật được rồi lắp ráp thành những cục pin cổ. Sau đó ông lấy nước nho tươi đổ vào bình ắc quy, kim chỉ vôn kế lập tức báo hiệu điện thế nửa vôn.

Sau nhiều lần thử nghiệm, cuối cùng người ta đã xác nhận rằng chiếc bình gốm cổ cách đây hơn 2.000 năm này có thể tạo ra điện. Người ta dùng chiếc máy phát điện cổ đại này để phát sáng hoặc mạ vàng điện phân.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm