Lăng mộ cổ đại đều bị đóng chặt bên trong, người thợ cuối cùng thoát ra thế nào?
Đột phá bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Bí ẩn 2.000 năm sắp được giải mã trong thế kỷ 21! / Cảnh tượng nghiệt ngã trong lăng mộ nữ tướng có chiến tích lừng lẫy ngang Tần Thủy Hoàng
Như chúng ta đã biết, các bậc đế vương thời xưa rất coi trọng việc xây dựng lăng mộ. Họ bắt đầu xây dựng lăng tẩm từ khi mới lên ngôi. Một số người nghĩ, tại sao khi còn trẻ khỏe đã nghĩ đến việc xây lăng tẩm? Không phải đây là điềm dữ sao?
Tuy nhiên, hoàng đế cổ đại lại cảm thấy, chỉ cần lăng mộ được xây dựng hoành tráng nguy nga thì bản thân sau khi chết vẫn được sống trong nhung lụa. Chính vì vậy, hầu hết những lăng mộ của hoàng tộc hay quan lại thời xưa đều chứa đựng rất nhiều bảo vật quý giá, mong người đã khuất có thể hưởng sự sung túc vào kiếp sau.
>> Xem thêm: Tiến vào lăng mộ cháu gái cưng của Võ Tắc Thiên, chuyên gia 'tái mặt' với thứ sau cánh cửa
Ngoài ra, do khoa học kỹ thuật khi đó chưa phát triển, không thể cơ giới hóa mà chỉ có thể dùng sức người nên việc xây dựng lăng mộ đòi hỏi rất nhiều tiền bạc, vật lực và cả nhân lực. Từ việc chọn địa điểm, thiết kế, triệu tập nhân công, chuẩn bị kinh phí, cuối cùng là thi công lăng mộ, mỗi khâu đều mất rất nhiều thời gian. Chính vì vậy, các hoàng đế cổ đại thường bắt đầu suy nghĩ về việc xây dựng lăng tẩm ngay khi vừa lên ngôi.
Mọi người sẽ thắc mắc một điều, khi lăng mộ dưới lòng đất được xây dựng và chôn cất xong, cửa lăng đều bị đóng chặt từ bên trong, những người thợ cuối cùng làm sao để thoát khỏi đó?
>> Xem thêm: Phát hiện rợn người dưới mảnh đất ngàn năm không mọc nổi một ngọn cỏ, chấn động giới khảo cổ học Trung Quốc
Theo "Sử ký" Tư Mã Thiên ghi lại, sau khi Tần Thủy Hoàng qua đời, Tần Nhị Thế đã chôn cất ông trong lăng mộ chính Tần Thủy Hoàng tự mình xây dựng khi còn sống. Tần Nhị Thế sợ rằng bí mật trong lăng mộ sẽ bị những người thợ thủ công phơi bày nên đã hạ lệnh bí mật giết chết toàn bộ người tham gia quá trình xây dựng. Những người này đều bị giam cầm và chết ngạt dưới lòng đất.
Trên thực tế, không chỉ có Tần Thủy Hoàng mà rất nhiều hoàng đế cổ đại đều dùng phương thức này để che giấu bí mật về lăng mộ dưới lòng đất của mình. Tất cả đều lo sợ vàng bạc châu báu sẽ bị đánh cắp.
Tránh việc tiết lộ bản thiết kế của lăng mộ, đồng thời bị bạc vàng làm mờ mắt, hầu hết những người thợ nắm được bí mật then chốt của lăng mộ sẽ bị sát hại hoặc bồi táng theo chủ mộ. Một số người thợ thủ công biết được số phận của người trước đây và hiểu rằng họ không thể thoát khỏi cái chết nên đã tìm cho bản thân một con đường sống.
>> Xem thêm: Cao Ba Lanh - Lên núi tận mắt chiêm ngưỡng 'đá đàn trời'
Trước hết, nhìn lại cách xây dựng cổng của các lăng mộ thời nhà Minh, chúng ta sẽ hiểu những người thợ thủ công có thể thoát ra ngoài thế nào.
Minh Thần Tông và hai hoàng hậu của ông được chôn cất tại lăng Minh Định. Đây cũng là lăng mộ duy nhất trong mười ba lăng tẩm Hoàng gia tại Thập Tam Lăng được khai quật.
Sau khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa được thành lập, việc làm thế nào để vào lăng Minh Định là một bài toán khó đối với các nhà khảo cổ học. Từ ngoài nhìn vào, cổng lăng dưới lòng đất bị khóa hoàn toàn từ bên trong. Nếu dùng thuốc nổ sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho di tích.
>> Xem thêm: Kỳ lạ cậu bé 2 năm "đẻ" 20 quả trứng
Nhưng các nhà khảo cổ bỗng nảy ra một suy nghĩ:"Nếu không có ai khóa từ bên trong thì những người thợ thủ công chắc chắn có thể sẽ dùng một cơ chế bí ẩn nào đó đóng cánh cổng lại. Mọi chuyện không chắc đã giống như những gì trước đó đã nhận định, rằng sau khi cổng lăng khóa lại, tất cả thợ thủ công đều chết ngạt bên trong."
Đây là điểm mấu chốt chứa đựng trí tuệ của những người thợ thủ công. Chính là phương pháp thông qua lực chặn của khối đá trên cánh cổng.
Khi đóng lại cổng lăng, đợi đến khi mọi người bên trong đã hoàn toàn đi ra, lợi dụng độ nghiêng và trọng lực tự nhiên, người ta để tảng đá chống vào vừa khớp thanh chốt cánh cửa lớn đóng kín từ bên trong, lợi dụng sức lực của viên đá để chặn cánh cửa.
Cơ chế "đá tự động"
Cổng lăng dùng một loại đá có tên gọi là "Đá tự động" chốt một cách chắc chắn. Những người thợ đã thiết kế một rãnh nhỏ trên nền đất. Sau khi đã đặt "Đá tự động" vào rãnh đó, người ta dựa vào khối đá vào cánh cổng và dần đóng lại. Người ở ngoài nếu không hiểu được cơ chế này rất khó để mở.
Những người thợ đã dùng phương pháp này để tránh khỏi kết cục bi thảm bị chôn sống trong lòng đất. Vào thời đó, người ta đã biết cách lợi dụng trọng lực, đồng thời cũng đã có thể ước tính sơ bộ tốc độ và thời gian rơi của khối đá nên đã giúp họ nhanh chóng thoát khỏi lăng mộ dưới lòng đất.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà