Chiêm ngưỡng hang động 10.000 năm tuổi ở 'vịnh biển đẹp nhất thế giới' của Việt Nam, chứa dấu tích của người Việt cổ
Chuyên gia khai phá hang động bị phong ấn, sững sờ trước loạt thứ cổ quái ghê rợn / Miếng phô mai đắt nhất thế giới: Giá gần 800 triệu, được cất 10 tháng trong hang động cao 1.400 mét
Vịnh Hạ Long là điểm đến du lịch nổi tiếng hàng đầu Việt Nam. Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới và là thành viên của Worldbays - Câu lạc bộ (CLB) những vịnh biển đẹp nhất thế giới. Nơi đây có hơn 1.900 hòn đảo và hang động đẹp huyền bí. Trong đó, hang Tiên Ông nổi bật với vẻ đẹp thiên nhiên và giá trị khảo cổ học đặc biệt.
Theo thông tin từ Phòng Văn hóa – Thông tin TP Hạ Long (Quảng Ninh), động Tiên Ông nằm ở trung tâm hòn Cái Tai (giống hình cái tai), thuộc khu vực đảo Hang Trai. Phía trong hang động có 3 măng đá có nét tương đồng hình ảnh 3 ông Tiên với khuôn mặt phúc hậu, nên người dân gọi là hang Tiên Ông.
Theo đánh giá của các nhà khảo cổ học thì động Tiên Ông chính là một trong những điểm cư trú, sinh sống của người Việt cổ thuộc nền văn hoá Soi Nhụ trên Vịnh Hạ Long. Ảnh: VTC
Ngoài ra, hang động này còn có tên là hang Rền (theo dân gian), hang Đục (theo nghiên cứu, đối chiếu với miêu tả, bản vẽ của nhà khảo cổ học người Thụy Điển J.G. Andersson và đợt khảo sát, nghiên cứu của Tiến sĩ khảo cổ học Hà Hữu Nga năm 1997). Đến năm 2007, Viện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức khai quật hang Tiên Ông và kết luận đây chính là hang Đục đã được nhà khảo cổ học Andersson phát hiện vào năm 1937-1938. Lý do mang tên Hang Đục là do Andersson phát hiện một chiếc đục đá đẹp.
Kết quả của cuộc khai quật còn cho thấy loạt di chỉ khảo cổ với 4 hố khai quật và 1 hố tham sát có tổng diện tích 42m2. Dựa vào các di chỉ, nhiều nhà khảo cổ cho rằng động Tiên Ông là một trong những điểm cư trú, sinh sống của người Việt cổ, thuộc nền văn hóa Soi Nhụ trên vịnh Hạ Long.
Các khối thạch nhũ vẫn trong quá trình hình thành do có nước chảy từ trần hang xuống. Ảnh: Internet
Di tích có niên đại khoảng 8.000 - 10.000 năm, thuộc giai đoạn sơ kỳ Đá mới. Di vật thu được qua đợt khai quật gồm rìu, bôn, mũi nhọn... bằng đá, gốm. Bên cạnh đó còn có cuội, thạch nhũ, vỏ nhuyễn thể được sử dụng để chế tác công cụ.
Hang động Tiên Ông - “Ngôi nhà tự nhiên” của cư dân Hạ Long thời tiền sử. Ảnh: Ban Quản lý vịnh Hạ Long
Phía dưới chân cột đá lớn là một lượng lớn vỏ nhuyễn thể nước ngọt bị chặt đuôi còn sót lại, giống với cồn ốc chạy dọc theo vách hang phía ngoài, cho thấy thời điểm cư dân sinh sống có khí hậu mát mẻ, mưa nhiều.
Hang Tiên Ông có cửa hang dạng vòm rộng, với không gian "bảo tàng" trưng bày ngay phía ngoài cửa. Ảnh: Ban Quản lý vịnh Hạ Long
Với vẻ đẹp độc đáo, ấn tượng cùng giá trị khảo cổ đặc biệt, từ tháng 11/2017, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng Quảng Ninh xây dựng mô hình trưng bày khảo cổ tại động Tiên Ông.
Động có tổng chiều dài khoảng 156m, chia làm 2 phần và ngăn cách bởi khối thạch nhũ lớn giữa động. Phía ngoài là khu vực được chiếu sáng, phủ đầy trầm tích nhuyễn thể chưa gắn kết, nửa phía trong từ phần cột nhũ hắt vào khá bằng phẳng. Động nằm ở độ cao 5m so với mực nước biển, có một cửa dạng vòm, rộng 50m, cao 13m, quay về hướng Tây Bắc. Hiện nay, động được lắp đặt hệ thống chiếu sáng khiến các nhũ đá càng thêm lung linh, huyền ảo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Tổng thống trẻ tuổi nhất thế giới ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness, đắc cử sau khi đảo chính thành công
Kinh ngạc với hình ảnh UFO hình chữ thập được cho là bị rò rỉ từ nguồn dữ liệu UFO tuyệt mật của Mỹ
Loài vật có 'của quý' lớn nhất thế giới và cách giao phối đầy ám ảnh của con đực với con cá
Cô gái vừa xấu vừa kiêu giỏi cỡ nào mà làm Gia Cát Lượng nhất quyết 'trồng cây si' đòi cưới?
Lão nông nhặt được viên đá đen, sau đó tìm thấy 'kho báu' hơn 347.000 tỷ đồng
Người phụ nữ phát hiện bức ảnh của ‘người song trùng’ 200 năm trước, làm dấy lên nghi vấn du hành thời gian