Chiêm ngưỡng món quà mừng thọ vua Càn Long dâng tặng mẫu thân: Bộ Kinh Phật dát vàng, khảm 10.000 viên đá quý
Người Trung Quốc giàu nhất nhất thế kỷ 18, đến cả Càn Long cũng không thể sánh bằng / Mỹ nhân 'mệnh khổ' từng được Ung Chính sủng ái, chết 7 năm mới được an táng: Vì sao Càn Long nổi giận?
Hoàng đế Càn Long (1711 – 1799) của triều đại nhà Thanh không chỉ được biết đến do có thời kỳ trị vì lâu dài nhất trong lịch sử Trung Quốc mà còn nổi tiếng là một người con hiếu thảo với mẹ.
Khi Càn Long mới lên ngôi, ông đã đón mẫu thân mình là Sùng Khánh Hoàng thái hậu, biến chính điện phía đông thành phòng ngủ của thái hậu, sắp xếp cho Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu sống ở ngay phòng phía tây để phục vụ thái hậu bất cứ lúc nào. Càn Long cũng thường xuyên đưa mẫu hậu đi thăm thú các lễ hội, thưởng hoa và xem rạp hát.
Trong bức tranh"Sùng Khánh Hoàng thái hậu bát tuần vạn tuế đồ"đang được lưu giữ trong Bảo tàng Cố Cung tại Bắc Kinh, người ta cũng có thể nhìn thấy bữa tiệc mừng thọ 80 tuổi long trọng của vị thái hậu nhà Thanh.
Bao quanh bữa tiệc là các hoàng nữ, hoàng nam, đội nghi lễ, đội biển diễn, các hoàng tử nhỏ vui chơi ở giữa sân... tổng cộng hơn 200 người. Càn Long, lúc này đang ở tuổi 61, ngồi bên cạnh bàn, thấp hơn mẫu hậu một bậc để thể hiện sự tôn kính. Hoàng đế thậm chí còn đích thân nâng ly và nhảy múa để làm vui lòng thái hậu.
Trong buổi tiệc mừng thọ này,Hoàng đế Càn Long còn đặc biệt chuẩn bị một món quà tặng mẫu thân, đó chính là bộ Kinh "Cam Châu Nhĩ" mạ vàng khảm ngọc.
Bộ Kinh "Cam Châu Nhĩ" là một bộ trong kinh điển Đại thừa (大藏经) viết bằng chữ Tạng, ngôn ngữ của người Tạng ở Trung Quốc. Bộ kinh có tổng cộng 108 hộp, với 30.523 trang, ghi chép lại những lời dặn của Đức Phật.
Một hộp sách có chiều dài 75cm, chiều ngang 28,5cm, gói cẩn thận trong tấm vải màu vàng, phía trên và phía dưới ép ván gỗ chạm nổi hoa văn, sơn son thếp vàng, rồi buộc cố định bằng dây đai nhiều màu sắc.
Thiết kế này học theo cách làm sách của người Ấn Độ cổ đại, đó là dùng hai mảnh gỗ để kẹp giấy vào giữa, rồi xâu sợi dây luồn qua để giữ đúng vị trí các trang. Bộ Kinh "Cam Châu Nhĩ" thì không có chỉ luồn qua các trang giấy, vậy nếu các trang bị đặt lộn xộn thì phải làm sao?
Điều này đã được đảm bảo nhờ những hoa văn rồng tinh xảo được vẽ trên mép trang sách, người xưa có thể nhìn vào đây để phần nào nhận ra vị trí trang. Thêm vào đó, cuốn sách quý này được tạo ra với mục đích cúng dường thì phù hợp hơn là để đọc tụng, nên rất ít khi được mở ra.
Chi tiết đẹp và cầu kỳ nhất trên bộ Kinh chính là mặt trong của tấm ván gỗ.Ván được khoét lõm ở giữa, phía dưới là những ký tự vàng chạm nổi sáng bóng, cùng hai bức phù điêu Đức Phật cực kỳ tinh xảo.
Xung quanh mỗi bức phù điêu Phật có chiếc khung vàng được gọi là "hoan môn", làm từ vàng ròng, khảm thêm nhiều loại đá, ngọc quý như đá san hô, ngọc trai, ngọc lam...Theo Kknews, để hoàn thiện bộ kinh "Cam Châu Nhĩ" 108 hộp, Càn Long đã cho dùng tới hàng ngàn lượng vàng cùng hơn 10.000 viên đá, ngọc quý.
Bộ Kinh Phật đã trở thành món quà thể hiện lòng hiếu nghĩa của vị thiên tử với người mẹ già, cũng là một trong những bảo vật tinh xảo nhất được chế tác trong lịch sử Trung Hoa.
Trải qua thời kỳ chiến tranh loạn lạc, bộ kinh "Cam Châu Nhĩ" 108 hộp hiện đang được lưu giữ ở hai địa điểm khác nhau: 96 hộp được bảo quản tại Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh trong khi 12 bộ còn lại nằm ở Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc. May mắn là hầu hết các phần của bảo vật này đều được giữ gìn nguyên vẹn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?