Năm ngoái, nhiếp ảnh gia người Anh là Steven Jones đã chụp bộ ảnh về xác chiếc máy bay ném bom B-17G của Hoa Kỳ tại đảo Vis, Croatia. Chiếc máy bay bị rơi vào năm 1944 sau khi bị bắn trúng bởi một chiếc máy bay của đối thủ, và làm chết phi công Ernest Vienneau.
Lặn tìm trong những khu vực như thế này đem lại những cảm xúc mâu thuẫn nhau trong tâm trí của nhiếp ảnh gia. Ông vừa bị gây ấn tượng và thích thú bởi vẻ đẹp ấn tượng của nó, nhưng bên cạnh đó ông cũng buồn vì số phận không may của nó và người lái, cũng như về những cuộc chiến tranh đau thương đã đi qua.
Những hình ảnh của ông có tác động đáng kinh ngạc sau khi thắng giải ở hạng mục Nhiếp ảnh gia chụp dưới nước của năm.
Gia đình của chàng phi công xấu số đã liên hệ với ông và bày tỏ sự biết ơn, “họ chưa bao giờ nhìn thấy được nơi an nghỉ của người thân mình. Những bức ảnh của tôi có ý nghĩa to lớn đối với họ”, nhiếp ảnh gia Jones cho biết.
“Khi lặn xuống biển, từ vỏ giáp trụ hình trụ của Tàu tuần dương hạm đội HMS Audacious hồi Thế chiến thứ nhất, cho đến xác tàu chiến SS Empire Heritage vào Thế chiến thứ hai, tôi rất trân trọng những gì mình được nhìn thấy. Chúng là những vật chứng vô giá còn sót lại của những trang lịch sử đẫm máu nhất của nhân loại.
Trong nhiều năm tới, xác của tàu chiến và máy bay chiến đấu trong Chiến tranh Thế giới thứ hai sẽ không còn nữa, chúng sẽ mất đi vĩnh viễn, nên tôi mong muốn giữ lại chúng, ít nhất là ở khía cạnh hình ảnh".
Anders Nyberg, nhiếp ảnh gia tự do đến từ đảo Gotland của Thụy Điển cho biết: “Khi bạn nhảy xuống biển và ngắm nhìn một xác tàu đắm, đôi khi chúng đã nằm yên ở đó hơn trăm năm, và điều này cho ta cảm giác giống như thời gian ngừng trôi suốt ngần ấy năm".
Kỹ thuật nhiếp ảnh của Anders là cho người xem nhìn thấy những đồ vật quen thuộc qua một lăng kính, một góc nhìn hoàn toàn mới và rất ấn tượng.
“Những thứ tôi chụp hoàn toàn rất đời thường, có thể đó là một nắm khóa cửa, một bình hoa, một chiếc ống nhòm, hay bất cứ đồ đạc nào trong nhà. Nhưng tôi không bị ảnh hưởng bởi lối chụp của bất kỳ ai, tôi muốn tạo một nét riêng cho những chủ thể trong ảnh của mình", Anders cho biết. Và đây cũng là điều ông sẽ làm với những xác tàu đắm.
Thistlegorm SS là một trong những con tàu đắm nổi tiếng nhất thế giới, hình chụp con tàu này là hình ảnh được yêu thích nhất của ông. Hình ảnh đẹp không chỉ do sự ma mị của xác tàu, mà còn cho thấy được sự sống dưới biển cả cùng những rạn san hô huyền ảo. Nhưng câu chuyện trải nghiệm của ông về những con tàu mới thật sự gây nên sự chú ý.
Ông cùng vợ mình đi trên tàu SS President Coolidge và bị chìm vào năm 1942 tại ngoài khơi đảo Esparto Santo, Vanuatu, khoang chứa hàng hóa bị ngập chìm trong nước và hai vợ chồng ông lúc này trở nên mất phương hướng. Nhưng rất may khi một thứ ánh sáng xanh nháy chớp trên tàu xuất hiện và dẫn lối cho họ. Thứ ánh sáng màu xanh đó hóa ra là đôi mắt sinh học của một loài cá, được chúng dùng để thu hút con mồi.
Ở đây, ông Anders muốn nhắn gửi, điều quan trọng nhất khi chụp ảnh dưới nước là định hướng được mình, chủ động làm chủ được mọi tình huống vì môi trường dưới nước khác hoàn toàn so với trên đất liền. Lặn biển là một thú vui có lợi cho thể chất lẫn tinh thần, ông rất thích khi lặn dưới biển và mong muốn chụp được nhiều hình ảnh về thế giới đáy đại dương.
Nhiếp ảnh gia, nhà thiết kế và một tác giả sách, Jennifer Idol, là một nữ thợ lặn nổi tiếng ở Hoa Kỳ. “Tôi đặc biệt thích những xác tàu khổng lồ cùng những rạn san hô bao quanh nó. Mỗi con tàu đắm đều mang theo nó những câu chuyện và chìm mãi dưới đáy biển sâu, tôi muốn là người ‘khai quật’ vẻ đẹp và những câu chuyện của nó”, bà cho biết.
Cô chia sẻ kinh nghiệm chụp chiếc U-352 ở North Carolina - một chiếc tàu ngầm của Đức hồi Thế chiến thứ 2 bị đánh chìm bởi tàu Icarus của Hải quân Hoa Kỳ, nằm sâu 35 mét dưới mực nước biển: “Ấn tượng đầu tiên của tôi là nó không to lớn như trong suy nghĩ. Quan trọng nhất khi chụp ảnh tàu đắm, là chú ý vào những điểm giúp nhận diện nó".
“Mạn tàu và đuôi tàu nên chụp ở bên ngoài và từ đằng xa, trong khi cột tháp và những nội thất bên trong cần chụp gần để gây ấn tượng. Quan trọng nhất cũng như những khía cạnh khác của nhiếp ảnh, cần nhất vẫn là canh góc và tạo chiều sâu cho chủ thể. Hãy chụp bức ảnh toàn bộ con tàu theo chiều xiên, bởi nó sẽ gây ấn tượng quang học cao nhất và cho thấy sự to lớn của con tàu".
“Hãy ghi nhớ đường đi, tốt hơn là giữ sợi dây được thả đi từ ghe bên trên mặt biển, để có thể tìm được lối ra nhanh nhất nếu gặp sự cố bất khả kháng. Tôi lấy làm ngạc nhiên khi gặp nhiều loài cá cùng chung sống bên trong xác tàu, thậm chí có cả cá chình. Thế giới động vật đầy sắc màu nhưng có gì đó cô lập và lánh khỏi dòng chảy đại dương bên ngoài. Nghĩ đến việc những miếng thép nay lại trở thành nhà ở của những loài cá, và tôi rất yêu thích điều này", cô cho biết.
Trong khi đó, Jordi Benitez là một nhân viên ngân hàng tại Tây Ban Nha, đã bắt đầu nhiếp ảnh dưới nước từ 12 năm trước, chia sẻ trải nghiệm của mình: “Cảm giác rất đặc biệt khi nghĩ đến việc trên xác tàu này từng có nhiều toán quân đi đi lại lại, bàn bạc chiến thuật để đánh lại những con tàu đối phương, và giờ đã mãi nằm im dưới đáy biển. Những vách thép khổng lồ giờ thành một hệ sinh thái thu nhỏ, nơi các loài cá và thực vật biển chung sống chan hòa xung quanh xác con tàu cũ".
Chủ đề của Benitez là Dragonera ở Tarragona - một con tàu lớn chìm vào những năm 1990 và trở thành một điểm thu hút du lịch dưới nước. Cùng tàu Chrisoula K và Thistlegorm ở Biển Đỏ - một tàu chở hàng bị va vào một rặng san hô khổng lồ rồi chìm vào những năm 1980, và một tàu chiến của Anh bị tấn công và chìm vào những năm 1940, xác tàu được tìm thấy vào thập niên 1950.
“Tôi thích lặn ở tàu Thistlegorm bởi tôi có thể thấy gặp được những đồ vật từ thời Thế chiến thứ hai, những chiếc xe đạp, đồ dùng sinh hoạt, hay thậm chí là cánh máy bay, vẫn còn ở tàu suốt bao nhiêu năm qua. Bạn sẽ có cảm giác như mình được quay lại quá khứ của 70 năm trước".
Ông cho biết điều cần nhất khi chụp dưới đáy biển là một ống kính với độ mở rộng để có thể thu được nhiều ánh sáng nhất có thể và dễ dàng chơi đùa được với ánh sáng.
“Mặc dù có thể đem theo đèn để tạo ánh sáng cho bức ảnh, nhưng ở các con tàu đắm, ánh sáng tự nhiên sẽ rất đẹp và tạo nên một khung cảnh rất ấn tượng, bạn có lẽ sẽ không cần đến đèn tạo ánh sáng giả”, ông chia sẻ.