Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chim giẻ cùi ở môi trường tự nhiên
Chim giẻ cùi có tên khoa học là Urocissa Erythroryncha, là một loại chim thuộc họ quạ. Loài chim này cũng rất được ưa chuộng nuôi làm chim cảnh do có ngoại hình sặc sỡ rất đẹp mắt.
"Cổng địa ngục" bí ẩn ở Ý, chim bay ngang là rơi xuống chết / Chú chim tham lam định nuốt sống con ếch nhưng mắc nghẹn vì mồi quá to
Giẻ cùi là loại chim thuộc họ qua, phân bố khá rộng dọc theo các khu vực phía Bắc của tiểu lục địa Ấn Độ phía Tây dãy Himalaya, Myanma, Campuchia, Lào và Việt Nam.
Chiều dài cơ thể của chim giẻ cùi trưởng thành vào khoảng 65-68 cm, trọng lượng trung bình ước đạt 196-232 g. Đầu và cổ của chúng màu đen với những chấm màu xanh đốm trên đầu. Vai và lưng màu xanh còn bụng phần dưới màu xám. Đuôi dài màu xanh sáng (như bộ cánh) với những điểm ở cuối lông màu trắng. Điểm đặc biệt ở chúng là cái mỏ màu cam sáng đỏ, chân, bàn chân và vòng quanh mắt cũng đều màu đỏ. Màu đỏ này có thể khác nhau tùy thuộc vào phạm vi sinh sống của chúng, có những nơi chúng gần như là màu vàng. Đuôi của chúng rất dài có màu xanh nhạt với các sọc ngang màu trắng.
Giẻ cùi ăn các loại côn trùng và động vật nhỏ thông thường như động vật không xương sống, động vật lưỡng cư và một số loài khác, đôi khi cũng ăn cả trái cây và một số loại hạt. Chúng hay cướp tổ của chim khác để ăn trứng và chim con.
Giẻ cùi làm tổ trên cây và bụi cây lớn, tổ của nó tương đối nông. Thường đẻ từ 3-5 trứng. Chúng rất giỏi bắt chước giọng hót của loài khác nên thanh âm của chúng rất đa dạng và phức tạp, nhưng thường gặp nhất là kiểu kêu một tiếng cao chói như còi hơi hay tiếng sáo.

chim giẻ cùi.















End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'
Cột tin quảng cáo