Chiêu 'dùng mỹ nữ chống rét' của các hoàng thân quốc thích thời xưa
Thời cổ đại, cuộc sống của người nghèo vô cùng khó khăn. Mỗi khi mùa đông đến, có không ít người chết rét, củi không có để đun nấu, đừng nói đến chuyện sưởi ấm, chỉ thế lạnh run trong đêm tối. Thế nhưng người giàu có lại khác.
Người giàu thời xưa sinh hoạt xa xỉ, hào hoa khó có thể tưởng tượng. Phương thức giữ ấm, giúp vượt qua mùa đông giá buốt cũng vô cùng đa dạng, phong phú, khiến người đời sau không khỏi ngạc nhiên, cảm thấy cực dị.
Ảnh minh họa.
Trong số những phương thức giữ ấm thời xưa, nổi tiếng nhất là phương thức dùng mỹ nhân sưởi ấm của em trai Đường Huyền Tông, Kỳ Vương Lý Phạm.
Theo lịch sử ghi chép, Kỳ Vương Lý Phạm vô cùng nổi tiếng bởi sự háo sắc của mình. Từ nhỏ, Lý Phạm đã chìm đắm trong tửu sắc, không lúc nào không có mỹ nhân, ca vũ bên cạnh.
Mỗi khi tới mùa đông, chân tay buốt lạnh, Kỳ Vương Lý Phạm không dùng lò sưởi để làm ấm, lại trực tiếp đút tay, chân vào cơ thể mỹ nỹ đang nằm trong lòng. Cọ sát cơ thể khiến nhiệt độ tay chân nhanh chóng tăng lên, ủ ấm cho Kỳ Vương.
Phương thức giữ ấm này được gọi mỹ miều là "hương cơ noãn thủ", ý là cơ thể ngọc ngà thơm mát ủ ấm tay.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, đây không phải phương pháp giữ ấm kỳ dị có một không hai. Trùng hợp thay, anh trai của Đường Huyền Tông, Thân vương Lý Thành Nghĩa cũng là một kẻ quái đản, có cách thức giữ ấm dị không kém gì Kỳ Vương Lý Phạm.
Ngày đông giá rét, Thân vương Lý Thành Nghĩa sẽ ra lệnh cho một nhóm cung nữ, nô tài hoặc thậm chí là kỹ nữ đứng, ngồi vây xung quanh mình, mục đích là để chắn bớt gió, chắn bớt khí lạnh. Phương thức này gọi là "kỹ vây", ý là kỹ nữ vây xung quanh.
Thế nhưng, so với "kỹ vây", anh họ của Dương Quý phi là Dương Quốc Trung còn phát minh ra phương pháp giữ ấm "tiến bộ" hơn, gọi là "Nhục trận". Mỗi khi mùa
đông đến, khi phải đi ra ngoài, không được ngồi trong nhà sưởi ấm, Dương Quốc Trung sẽ chọn không ít tỳ nữ mập mạp, bắt đứng xếp hàng, đi đằng trước chắn gió cho mình.
Có thể thấy, phương thức sưởi ấm của giới quý tộc, huân quý thời xưa thực sự là phong lưu không có điểm dừng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'