Chim gõ kiến bổ tới tấp vào cây mà sao không bị vỡ não?
Đại bàng bất ngờ bị loài chim khác vồ làm mồi trong đêm / Đây là loài chim được mệnh danh là 'thánh tán gái' của thế giới động vật, có trình độ quyến rũ bạn tình vô cùng thượng thừa
Ivan Schwab, một giáo sư thuộc trường Đại học California Davis, là người đã giải đáp được câu hỏi lý thú này để giành giải Ig Nobel - giải Nobel cho những thành tựu thú vị đáng ngờ nhất trong các lĩnh vực khoa học “mà thoạt tiên gây cười, rồi sau đó buộc người ta suy nghĩ”.
Nghiên cứu của giáo sư Schwab chỉ ra rằng chim gõ kiến đã gõ vào bề mặt cứng đến 20 lần một giây với lực gấp 1.200 lần trọng lực mà không chịu bất kì chấn động nào, cùng với đó võng mạc không bị thương, não bộ cũng không gặp phải vấn đề gì.
“Nếu chẳng may bị va đập mạnh vào đầu, bạn có thể phá vỡ những mạch máu phía sau tròng mắt, đồng thời làm tổn thương những dây thần kinh khu vực này. Do đó, khi nhìn thấy những nạn nhân bị tai nạn xe hơi và nghe nói về hoạt động của chim gõ kiến, một câu hỏi lớn hiện ra trong tôi là vì sao những chấn thương lại không xảy ra với loài chim này”, Schwab cho biết.
Chim gõ kiến sử dụng những cú gõ thẳng như tên vào ngay thân cây góp phần làm giảm lực phản hồi, tránh gây chấn động lên đầu. Ngoài ra, cơ thể của loài chim này cũng được thiết kế với những chi tiết đặc biệt để giảm thiểu tác động tiêu cực.
Một phần nghìn giây trước khi thực hiện cú gõ, những khối cơ dày đặc trong cổ chim co lại, trong khi mí mắt thì nhắm chặt làm cho một phần lực được giải tỏa xuống cơ ở cổ góp phần bảo vệ hộp sọ khỏi những cú đâm trời giáng.
Xương chịu nén ở sọ hợp lại tạo thành một lớp đệm bảo vệ. Đồng thời, mí mắt nhắm chặt giúp chim gõ kiến bảo vệ mắt khỏi bị các mảnh gỗ bắn vào và giữ con ngươi được cố định - tránh trường hợp lực tác động mạnh có thể làm văng hoặc lệch con ngươi.
“Mí mắt có tác dụng như dây an toàn trên xe ô tô giữ mắt khỏi bị bắn ra khỏi mặt. Nếu không, lực gia tốc có thể xé tan võng mạc”, Schwab cho biết. Ngoài ra, ngay chính phần bên ngoài của mắt cũng rất chắc và căng đầy máu với nhiệm vụ bảo vệ võng mạc khỏi bị xô lệch.
Não chim rất chắc chắn để có thể đối mặt với những lần bổ đầu liên tiếp. Ở người, khi gặp những chấn thương lên phần đầu, bộ não sẽ bị va đập và lắc lư trong lớp chất lỏng tuỷ não. Tuy nhiên, chim gõ kiến không có lớp chất lỏng này, làm giảm nguy cơ tổn thương.
Ngoài ra, đuôi của chim gõ kiến có những gai nhọn để cắm chặt vào thân cây khi đu bám. Lúc đó, chim gõ kiến dùng móng chân bám chặt vào thân cây, kết hợp với đuôi đóng vai trò như một chân thứ ba giúp tăng thêm thăng bằng và chắc chắn cho cơ thể khi hoạt động.
Sự thật thú vị về loài chim gõ kiến
Đuôi có gai nhọn
Chim gõ kiến có khả năng trèo cây và cơ thể deo dai để thích ứng với cuộc sống trên thân cây. Đuôi của nó có những gai nhọn để cắm vào thân cây. Khi chim gõ kiến dùng móng chân báo chặt vào thân cây, đuôi của nó đóng vai trò như một chân thứ ba giúp nó bám chắc vào cây ấy.
Thông minh và khéo léo
Phần lớn các loài chim gõ kiến dùng mỏ đục thân cây để bắt côn trùng hay làm tổ, nhưng loài chim gõ kiến ăn hạt sồi ở khu vực Bắc và Trung Mỹ có những đặc tính khác hẳn. Chúng đục hàng trăm lỗ nhỏ trên thân cây để tích trữ hạt sồi và lấy ra sử dụng khi cần, đặc biệt là vào mùa đông giá lạnh.
Chim gõ kiến đất
Giống như tên gọi, chim gõ kiến đất thường kiếm ăn ở dưới đất thay vì trên cây. Chúng thường sống trên các vùng thảo nguyên ở Nam Phi, Swaziland và Lesotho.
Chúng cũng có bộ lông màu đất để hòa lẫn với môi trường xung quanh. Thức ăn chủ yếu của loài chim này mối và các loài côn trùng khác sống dưới đất.
Chân kiểu ngón trèo
Chim gõ kiến cấu trúc chân kiểu ngón chân trèo (zygodactyl), nghĩa là hai ngón chân hướng về phía trước, hai ngón chân hướng về phía sau. Đặc điểm này giúp chúng dễ dàng đậu chắc trên thân cây trong khi bắt mồi cũng như di chuyển trên mặt đất.
Quan hệ công sinh với chim ruồi
Một số loài chim gõ kiến ở khu vực Bắc Mỹ có quan hệ mật thiết với chim ruồi. Trong quá trình chim gõ kiến đục cây để bắt côn trùng, chim ruồi sẽ bay theo chúng để hút nhựa cây chảy ra.
Đổi lại, chim ruồi có nhiệm vụ xua đuối những con chim lớn hơn muốn cướp chỗ kiếm ăn của chim gõ kiếm. Chim ruồi thường hút mật hoa, nhưng nguồn mật hoa khan hiếm vào mùa đông khiến chúng phải hút nhựa cây làm thức ăn thay thế.
Chim gõ kiến Gila
Sống chủ yếu tại vùng sa mạc ở miền tây nam nước Mỹ và Mexico, chim gõ kiến Gila thường thường ăn côn trùng trên cây xương rồng. Ngoài ra, chúng chúng ăn quả xương rồng và trái mọng.Loài chim này có vai trò quan trọng đối với loài xương rồng Saguaro vì chúng bắt côn trùng gây hại và dọn dẹp những phần thân cây bị hư hại.
Lá chắn bảo vệ khỏi gỗ vụn và mùn cưa
Mũi chim gõ kiến có những lớp lông cứng và lông mềm để giúp bảo vệ mũi khỏi bị tổn thương bởi gỗ vụn và mùn cưa trong quá trình đục thân cây.Lớp lông cứng giúp ngăn dị vật bắn vào lỗ mũi trong khi lớp lông mềm hoạt động như một màng lọc ngăn chặn bụi khi chúng hô hấp. Ngoài ra, chim gõ kiến cũng có một lớp lông đặc biệt bảo vệ mắt.
Chim gõ kiến bắt ruồi
Không giống với các loài chim gõ khác thường đục thân cây để bắt côn trùng, loài chim gõ kiến bắt ruồi ở Mỹ thường săn những côn trùng bay trên không như ruồi hay đậu trên thân cây.Vào mùa thu và đông, chúng thường ăn hạt sồi và các loại hạt khác. Chúng cũng đục thân cây để làm tổ như các loài chim gõ kiến khác.
Chim vẹo cổ
Cùng họ chim gõ kiến, nhưng loài chim vẹo cổ Á Âu có hình dạng bên ngoài giống chim sẻ hơn. Cổ của chúng rất linh hoạt có thể quay lại phía sau như loài rắn.Loài chim vẹo cổ thường làm tổ ở khu rừng thoáng và kiếm ăn dưới đất. Món ăn ưu thích nhất của chúng là kiến.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
Loài cá duy nhất trên thế giới không ai bắt được khi còn sống: Dài đến 9m, được yêu thích ở Việt Nam
Y học Ai Cập cổ đại đã biết điều trị ung thư từ 4000 năm trước? Dấu vết điều trị 'ung thư' gây sốc được tìm thấy
Hai người nông dân đi bắt ốc từng vô tình đào được cây gỗ quý hàng đầu Việt Nam: Dài 15m, có tuổi đời khoảng 100 năm
Ảnh minh họa