Chim ưng luôn chung thủy dù có nhiều cơ hội ngoại tình
Lâu nay, các nhà động vật học vẫn cho rằng sở dĩ chim ưng chung thủy là do đặc điểm lối sống khiến chúng ít có cơ hội tìm bạn tình mới. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy, chúng ta đã đánh giá quá thấp loài động vật này.
Cánh cụt non dũng cảm chiến đấu chống lại 2 con chim biển / Ngắm bộ lông sặc sỡ của chim uyên ương
Loài chim ưng khiến nhiều người phải bất ngờ với tình yêu chung thủy. Ảnh: Youtube
Loài chim ưng Peregrine vốn sống trên những vách đá cao chót vót trong môi trường tự nhiên. Không có gì ngạc nhiên khi chúng nổi tiếng chung thủy trong cuộc sống đôi lứa bởi lẽ chúng bị cô lập và rất ít cơ hội được tiếp xúc với những con chim ưng khác.
Tuy nhiên, do môi trường sống quen thuộc bị thu hẹp, giờ đây tổ ấm của nhiều con chim ưng Peregrine chính là những tòa nhà chọc trời trong các đô thị hiện đại của loài người.
Theo các nhà động vật học Mỹ, hiện có 25 cặp chim ưng Peregrine đang sinh sống trên các tòa cao ốc tại thành phố Chicago. Hoàn cảnh sống mới cũng khiến những con chim ưng sống gần nhau hơn so với trước rất nhiều.
Một nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học thuộc Bảo tàng Field, Đại học Illinois và thành phố Chicago (Mỹ) vừa tiến hành một nghiên cứu để tìm hiểu cuộc sống mới ảnh hưởng ra sao đến loài chim ưng Peregrine, đặc biệt là tập tính kết đôi và sinh sản.
“Bất cứ khi nào môi trường sống của động vật bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của con người, bạn phải tự hỏi cuộc sống của chúng sẽ thay đổi ra sao. Điều quan trọng trong nghiên cứu của chúng tôi là xem loài chim ưng có thích nghi với cuộc sống trong môi trường của con người hay không để có những động thái thích hợp” - đồng tác giả John Bates - công tác tại Bảo tàng Field - cho hay.
Để xác định những cặp chim ở Chicago có chung thủy với nhau hay không, các nhà khoa học áp dụng phương pháp kết hợp các quan sát thực địa và thử nghiệm DNA. Ngoài việc quan sát chim ưng bằng mắt để xác định quá trình sống và làm tổ với nhau, các nhà khoa học còn so sánh mẫu máu của các con chim ưng non và chim trưởng thành, xét nghiệm DNA.
Kết quả cho thấy trong số 35 con non đã kiểm tra, chỉ có một con là “lạc giống”. Ngay cả với trường hợp này, các nhà nghiên cứu cũng tin rằng do con chim trống đã mất bạn đời nên mới “đi bước nữa”.
“Peregrine hiện sống tại khu vực Chicago trong điều kiện rất khác so với môi trường thông thường của các loài chim. Chúng đang ở gần nhau hơn so với môi trường tự nhiên, nên chúng tôi nghĩ chúng có thể “lăng nhăng” hơn khi có thêm bạn tình tiềm năng gần đó. Tuy nhiên, chim ưng Peregrine đã khiến tôi ngạc nhiên” - ông John Bates cho biết.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn theo dõi chim ưng Peregrine khi chúng di cư đến Canada. Kết quả là các cặp chim vẫn tiếp tục chung thủy với nhau như trước.
Loài chim ưng Peregrine gần như đã tuyệt chủng ở Mỹ trong những năm 1960. Nguyên nhân chính được các nhà khoa học chỉ ra là do thuốc trừ sâu DDT. Việc chính quyền Mỹ cấm sử dụng loại thuốc này cộng với các nỗ lực bảo tồn đã giúp chim ưng Peregrine hồi sinh. Hiện chúng phát triển mạnh ở các khu vực đô thị trong 12 tiểu bang của nước Mỹ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?
Cột tin quảng cáo