Chinh phục núi Chứa Chan - Nóc nhà Đồng Nai
'Săn mây' trên đỉnh Bạch Mã - Thượng uyển trời Nam / Chiêm ngưỡng cây cầu vượt sông dài nhất Việt Nam từ trên cao
Khi đi du lịch Đồng Nai, du khách có nhiều lựa chọn địa điểm tham quan. Với những ai yêu thích trekking, núi Chứa Chan là địa điểm không nên bỏ sót. Đây là điểm trekking nổi tiếng được đông đảo du khách tìm đến trải nghiệm, thử thách và vượt qua giới hạn an toàn của bản thân.
Sơn Ca thích đi đến những vùng đất mới.
Còn được biết đến với các tên gọi như núi Gia Lào, núi Gia Ray, núi Chứa Chan thuộc thị trấn Gia Ray (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai), cách TP Hồ Chí Minh khoảng 100 cây số. Núi Chứa Chan có chiều cao khoảng 837 mét so với mực nước biển, cao thứ hai ở khu vực Đông Nam Bộ, sau núi Bà Đen (Tây Ninh).
Huỳnh Lâm Sơn Ca (quê ở Trà Vinh)là chàng trai luôn muốn trải nghiệm và chinh phục những vùng đất khác nhau, và muốn gặp gỡ những người bạn mới có cùng sở thích để cùng nhau góp phần quảng bá vẻ đẹp đất nước Việt Nam.
Chàng trai 28 tuổi này vừa tranh thủ 2 ngày nghỉ ít ỏi để chinh phục núi Chứa Chan, với đỉnh chóp mới toanh làm bằng đá granite nguyên khối vừa được khánh thành.
Do đây là lần đầu leo núi và không có lều trại nên Sơn Ca chọn đi tour cho yên tâm. Với hình thức đi tour, Sơn Ca được đoàn chuẩn bị bữa tối, sáng, lều trại, cách nhiệt và túi ngủ.
Trekking núi Chứa Chan.
Khoảng 9h30’, Sơn Ca xuất phát từ TP Hồ Chí Minh. Chàng trai đến chân núi này khoảng gần 12h. Mọi người cùng nhau ăn trưa, nạp năng lượng để chuẩn bị leo núi.
Vào khoảng 14h, đoàn bắt đầu leo núi. Sơn Ca lên đường cột điện và xuống đường Chùa. “Chặng xuống đường Chùa tương đối dễ đi và đỡ mệt hơn rất nhiều. Trên đường đi, bạn có thể ghé ăn bánh xèo rau rừng, bún riêu, mua quà bánh làm quà biếu người thân”, Sơn Ca chia sẻ.
Mọi người chinh phục núi Chứa Chan.
Chặng đường lên khá đuối và mệt mỏi. Nhưng khi lên đến đỉnh núi, Sơn Ca uống ngụm nước suối lạnh, phóng tầm mắt ra xa, mọi mệt mỏi thật xứng đáng. Khung cảnh hữu tình là phần thưởng cho những cố gắng, nỗ lực của chàng trai và mọi người.
“Lều và thức ăn đã được các anh chuẩn bị sẵn sàng nên mình tranh thủ lên chóp núi mới siêu xịn để chụp ảnh, nhìn xuống cảnh rất đẹp”, Sơn Ca cho hay.
Chiêm ngưỡng cảnh đẹp khi ở đỉnh núi.
Ở lều trại, mọi người cùng nướng thịt, chụp ảnh, quây quần bên ánh lửa cùng chuyện trò, ăn uống...
Đến sáng hôm sau, 5h sáng, Sơn Ca thức dậy đón bình minh, chụp ảnh và ăn sáng. Tầm 7h30’, mọi người chuẩn bị đi xuống núi. Sau khoảng thời gian di chuyển, đến khoảng 11h, mọi người xuống đến chân núi.
Dựng lều trại nghỉ ngơi.
“Mọi người nhớ dọn sạch rác, “đừng để lại gì ngoài những dấu chân”. Mọi người nhớ mang theo mũ nón, áo khoác và balo gọn nhẹ nhất có thể”, Sơn Ca cho biết.
Cảnh đẹp nên thơ.
Núi Chứa Chan được đánh giá dễ leo hơn so với núi Bà Đen.
Dừng chân bên tảng đá.
Ở chóp núi, mọi người có thể nhìn được khung cảnh bêndưới núi.
Trải nghiệm leo núi Chứa Chan.
Thưởng thức đồ ăn ngon.
Hành động ý nghĩa sau mỗi chuyến đi...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'