Choáng váng với hài cốt "thủy quái ma cổ dài" gấp 3 lần thân người
Chuyện về nàng phi tần si tình: Vì nhớ nhung Hoàng đế Ung Chính mà sinh bệnh rồi qua đời, 7 năm sau mới được Hoàng đế Càn Long chôn cất / 2 bà cháu cùng gả cho Hoàng đế Càn Long: Người trở thành Hoàng hậu trong khi cháu gái lại cô độc cả đời ở chốn thâm cung
Các nhà cổ sinh vật học từ Đại học Zurich (Thụy Sĩ) đã phục dựng một thủy quái kỷ Tam Điệp từ các mảnh hài cốt hóa thạch, bao gồm chiếc đầu được tái tạo 3D từ những mảnh sọ bị nghiền nát.
Kết quả cho ra một sinh vật mà chính các tác giả mô tả là "điều phi lý trong thế giới cổ sinh vật học": Một loài bò sát có thân hình khá nhỏ, chỉ dài 70 cm, nhưng chiếc cổ tới 2,3 m và đuôi dài gần 2 m. Tiến sĩ Olivier Rieppel, nhà cổ sinh vật học từ Bảo tàng Field ở Chicago, nói: "Trông giống như một con cá sấu mập mạp với chiếc cổ rất dài"
"Thủy quái" lớn và nhỏ được đem so sánh với con người - Ảnh: Đại học Zurich
Tỉ lệ cổ và thân người của nó không khác những con ma cổ dài Rokurokubi trong truyền thuyết Nhật Bản. Đặc biệt chiếc cổ 2,3 m đó chỉ có 13 đốt sống, tức rất kém linh hoạt. Để so sánh, cổ của con người tuy ngắn hơn rất nhiều nhưng đã có tới 7 đốt sống. Sinh vật cũng có mũi nằm trên đỉnh mõm và những chiếc răng cong.
Các phần hóa thạch được tìm thấy - Ảnh: Current Biology
Đã có lúc người ta nghĩ đó là một sinh vật bay. Nhưng với chiếc cổ đó, việc bay hay di chuyển trên cạn là hết sức khó khăn, bởi riêng việc… mang chiếc cổ theo đã là một gánh nặng. Cuối cùng, nỗ lực phục dựng những mảnh hài cốt trong tình trạng khá tồi tệ đã giúp họ xác định được nó là một loài Tanystropheus, một "thủy quái" 242 triệu tuổi.
Họ còn tìm thấy những mảnh hài cốt khác thuộc một cá thể bé nhỏ hơn một chút, cũng là một loài Tanystropheus. Theo các tác giả, bò sát biển Tanystropheus vốn đa dạng kích cỡ, có loài chỉ dài hơn 1 m.
Vẻ ngoài "siêu tưởng" của sinh vật - Ảnh: Đại học Zurich
Chiếc cổ quái dị của chúng lại không là điều cản trở trong môi trường nước, thậm chí nó còn là một thủy quái săn mồi khá tài tình với thức ăn yêu thích là những con mực cổ đại, thứ tuy trơn trượt nhưng không phải là thử thách với bộ răng cong sắc hoàn hảo của chúng.
Cả 2 cá thể trong nghiên cứu này đều là những loài mới chưa từng được lịch sử cổ sinh vật học ghi nhận. Các nhà khoa học đặt tên cho con lớn là Tanystropheus hydroides, với biệt danh "thuyền trưởng Hook" (nhân vật giả tưởng trong tác phẩm "Peter Pan" của James Matthew Barrie). Con nhỏ hơn được đặt tên loài là Tanystropheus longobardicus.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Current Biology.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh