Chọn người thị tẩm và quy định phòng the của hoàng đế Thanh triều: Thái giám trực ngay ngoài, nhiều công đoạn gây mất hứng
Anh hùng giàu nhất Thủy Hử xuất thân hậu duệ của Hoàng đế Hậu Chu, sở hữu 'kim bài miễn tử' là ai? / Đây là ngôi chùa cổ đặt tượng Phật gỗ lớn bậc nhất Việt Nam, nổi tiếng linh thiêng 'cầu được ước thấy'
Là Hoàng đế nhưng việc các ông vua Thanh triều thị tẩm ai, giờ giấc thế nào… nhất nhất đều phải tuân theo quy tắc và có sự can thiệp của những người khác.
Chọn người thị tẩm qua thẻ bài
Theo ghi chép của các tài liệu lịch sử, việc Hoàng đế nhà Thanh cho gọi phi tần đến thị tẩm vô cùng phức tạp.
Mỗi ngày trước bữa cơm tối, thái giám tổng quản phòng Kính sự sẽ trình lên cho Hoàng thượng các thẻ bài ghi tên các vị phi tần được chuẩn bị để thị tẩm ngày hôm đó, nếu Hoàng đế thích ai, muốn gọi ai đến thị tẩm thì sẽ lật thẻ bài của người đó giao cho thái giám tổng quản phòng Kính sự.
Vị thái giám này sẽ lập tức thông báo tin tức này cho vị phi tần nào được lật thẻ bài. Sau đó, Hoàng đế tiếp tục dùng bữa tối. Vào lúc này, vị phi tần nào được lật thẻ bài sẽ tắm rửa, thay y phục để chuẩn bị nghênh đón Hoàng đế đến sủng hạnh.
Trong số các thẻ bài được lật của các vị phi tần không có thẻ tên Hoàng hậu, bởi vì nếu ngày hôm đó, Hoàng đế không muốn thị tẩm ai, thì sẽ chỉ có hai lựa chọn, một là tối đó Hoàng đế ở một mình, hai là đến cung của Hoàng hậu để nghỉ ngơi.
Sự can thiệp của Hoàng hậu
Hơn thế nữa, các vị phi tần được sắp xếp để lật thẻ bài đều phải có ấn của Hoàng hậu cho phép mới được thị tẩm cùng Hoàng đế, như vậy đồng nghĩa với việc, Hoàng hậu phê chuẩn ai được đến thị tẩm thì Hoàng đế mới có cơ hội lật thẻ bài của người đó, nếu như Hoàng hậu không đồng ý, thì cũng sẽ chẳng có cơ hội được lật thẻ bài. Cho nên không cần tham dự việc lật thẻ bài, vì quyền lực của Hoàng hậu đã vô cùng lớn.
Thẻ bài giúp Hoàng đế lựa chọn người thị tẩm.
Về việc tại sao Hoàng hậu lại có quyền lực lớn như vậy, thì phải kể đến thời của Khang Hi. Việc Hoàng hậu có quyền được can thiệp việc Hoàng đế sẽ thị tẩm ai, vào thời Thuận Trị Đế không hề có, vì dù sao Thuận Trị Đế cũng không yêu thích gì hai vị Hoàng hậu của mình. Ông chỉ sủng ái Đổng Ngạc Phi, cho nên Thuận Trị Đế không thể trao thứ quyền hành như vậy cho Hoàng hậu.
Vị Hoàng đế thực sự trao quyền lực này cho Hoàng hậu chính là Khang Hi.
Vị Hoàng hậu đầu tiên của Khang Hi là Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu Hách Xá Lý thị, tuy chỉ là cuộc hôn nhân chính trị với Khang Hi, nhưng tình cảm vợ chồng của hai người lại rất tốt đẹp, phu thê ân ái hòa thuận.
Khang Hi Đế cũng giành nhiều sự tôn trọng của mình cho Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu, xuất phát từ sự yêu thích với Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu, để bày tỏ sự tôn trọng của mình với bà nến Khang Hi đã định ra quy tắc như vậy.
Sau này khi Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu qua đời, vào ngày mất của bà, Khang Hi không cho gọi phi tần đến thị tẩm mà ở một mình cả đêm đó, thậm chí vì nhớ thương Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu mà khóc.
Sự tình này cũng phải mãi đến những năm cuối đời, Khang Hi mới dần nguôi ngoai. Có thể thấy rằng, Khang Hi Đế đã dành rất nhiều tình cảm cho Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu.
Việc Hoàng hậu và Hoàng quý phi có thể tiến cử cung nữ thị tẩm cho Hoàng đế cũng bắt đầu từ thời của Khang Hi, nhưng việc này lại không bắt nguồn từ thời của Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu, mà được lập ra từ thời vị Hoàng hậu thứ ba của Khang Hi – Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu.
Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu Đông Giai thị vừa là em họ lại vừa là vợ của Khang Hi. Sau khi hai vị Hoàng hậu Hiếu Thành Nhân và Hiếu Chiêu Nhân qua đời, Khang Hi đã trao quyền cho bà quản lý hậu cung.
Chân dung Khang Hi Đế nhà Thanh.
Trong thời gian Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu cai quản hậu cung, bà là người đã tiến cử cung nữ cho Khang Hi sủng hạnh, sau này người đó cũng trở thành phi tần của Khang Hi.
Trong số này, nổi tiếng nhất phải kể đến mẹ ruột của Ung Chính Đế Đức Phi Ô Nhã thị và mẹ ruột của Bát A Ca Dận Tự Lương Phi Vệ thị. Đức Phi Ô Nhã thị và Lương Phi Vệ thị ban đầu vào cung là cung nữ, sau này nhờ có sự tiến cử của Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu nên mới có được sự sủng hạnh của Khang Hi.
Nhờ sự tiến cử của Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu, Đức Phi sau khi được Khang Hi sủng hạnh đã sinh ra Ung Chính, còn Lương Phi sinh được Dận Tự, cả hai người đều trở thành người cạnh tranh ngôi vị Hoàng đế sau cùng trong số các người con của Khang Hi.
Sự liên quan của thái giám
Quay trở lại câu chuyện lật thẻ bài thời nhà Thanh, phi tử được Hoàng đế lật tên sau khi tắm rửa sạch sẽ sẽ cởi đồ, được các thái giám trong phòng Kính sự quấn trong một chiếc chăn lớn, khiêng đến tẩm cung của Hoàng đế.
Sau khi phi tần được đưa đến cung của Hoàng đế, thái giám trong phòng Kính sự sẽ đặt nàng xuống phía dưới long sàng của Hoàng đế, rồi lui ra ngoài. Phi tần sau đó sẽ tự cởi bỏ chăn trên người, rồi quỳ bò lên từ cuối giường đến cạnh Hoàng đế và cùng nhau "làm việc phải làm".
Khi Hoàng đế thị tẩm, thái giám tổng quản của phòng Kính sự sẽ đợi ở bên ngoài và làm nhiệm vụ tính giờ cho Hoàng đế.
Để tránh cho các vị quân chủ trầm mê trong tửu sắc, rồi vì tửu sắc mà làm suy nhược cơ thể nên trong hoàng cung nhà Thanh có quy định hạn chế thời gian hành sự của Hoàng đế. Thông thường, thời gian "hành sự" của Hoàng đế sẽ là thời gian cháy hết một nén hương, mà thời gian cháy hết một nén hương thường là khoảng 30 – 40 phút.
Thái giám phụ trách khiêng người được chọn vào tẩm cung của Hoàng đế.
Thế nên mới nói, thời gian hành sự của Hoàng đế nhà Thanh là rất quý báu, cũng chính vì quý báu vậy nên trong quá trình đó, đôi bên thường "đi thẳng vào chủ đề chính". Thời gian cháy hết một nén hương sẽ bắt đầu tính từ khi thái giám phòng Kính sự mở cửa cung, khi hết thời gian, thái giám tổng quản sẽ ở bên ngoài cửa nói vọng vào rằng: "Hoàng thượng, đã đến giờ rồi ạ!"
Thái giám tổng quản hô xong cũng phải suy xét, sau khi hô xong lần thứ nhất, nếu Hoàng đế vẫn chưa tận hứng, thì có thể bỏ qua, đợi đến khoảng 3 – 5 phút sau, thái giám tổng quản sẽ gọi lần thứ hai, đợi đến khi gọi đến lần thứ ba, thì Hoàng đế lúc ấy buộc phải mặc quần áo xuống giường, còn phi tần lại tiếp tục được bọc vào trong chăn, được thái giám khiêng về tẩm cung của mình.
Việc thái giám tổng quản lo việc tính giờ và gọi Hoàng đế chính là nguồn gốc ra đời của câu nói "Hoàng đế chưa vội, thái giám đã vội".
Sau khi phi tần được thị tẩm bị khiêng đi, thái giám tổng quản sẽ hỏi ý Hoàng thượng "giữ hay không giữ", hàm ý là "hạt giống" của Hoàng đế có được phép lưu lại hay không. Nếu Hoàng đế nói "không giữ", thái giám tổng quản sẽ lập tức đến tẩm cung của phi tần vừa được thị tẩm, ấn vào hậu cổ huyệt, long tinh của Hoàng đế sẽ lập tức đi ra.
Còn nếu Hoàng đế bảo "giữ", thái giám tổng quản sẽ lập tức ghi chép lại ngày tháng thị tẩm, thị tẩm vị phi nào, đợi sau này nếu vị phi đó thực sự mang thai, phần ghi chép này sẽ là minh chứng chứng minh cái thai này là của Hoàng đế.
Dĩ nhiên là việc Hoàng đế cho gọi phi tử đến thị tẩm không phải là chỉ vì việc nối dõi, Hoàng đế cũng sẽ tận dụng khoảng thời gian có hạn này để tâm sự trò chuyện cùng một số vị phi tần để làm giảm bớt áp lực cho bản thân.
Ví dụ như vua Khang Hi, những năm cuối đời, thường cho triệu Đức Phi – tức mẹ của Ung Chính đến thị tẩm, khi ấy Khang Hi tuổi cũng đã qua 60, mà Đức Phi khi ấy cũng đã sắp 60, theo quy định trong cung thời Thanh, phi tần qua tuổi 50 đã không thể tiếp tục được thị tẩm nữa, nhưng Khang Hi lại vì Đức Phi mà phá vỡ quy định.
Nếu nghĩ kỹ, việc hai người ở tuổi ấy kề cận với nhau thì chắc chắn chẳng phải vì làm chuyện nam nữ, mà đa phần có lẽ là trò chuyện tâm sự với nhau, đấy chính là cái gọi là "bạn già".
Song, các quy tắc trong hoàng cung nhà Thanh vừa nhiều lại vô cùng nghiêm khắc, phức tạp, cho dù có là Hoàng đế, dù ngán ngẩm thế nào đi chăng nữa cũng phải tuân theo. Theo quy định, Hoàng hậu chính là chính thê (vợ cả), cho dù Hoàng thượng có thích nàng hay không thì "quyền qua đêm" của Hoàng thượng vẫn nằm trong tay của Hoàng hậu, đó chính là quy tắc trong chốn cung đình.
Lời kết
Thực tế, nhưng quy tắc phức tạp chốn cung đình thời Thanh đừng nói là người hiện đại cảm thấy khó chấp nhận mà ngay cả Hoàng đế thời bấy giờ cũng chẳng hề thích các quy tắc đó. Những quy tắc đó trói buộc Hoàng đế rất nhiều, nhưng bản thân lại chẳng thể sửa các quy định do tổ tiên đặt ra, cho nên các đời Hoàng đế về sau chỉ có thể nhẫn nại mà tuân thủ theo.
Tuy nhiên, những quy tắc hà khắc này chỉ có hiệu lực trong phạm vi hoàng cung ở Tử Cấm thành, còn nếu Hoàng đế đi tránh nắng ở núi Thừa Đức, đến Di Hòa Viên hay các nơi nghỉ dưỡng của hoàng gia khác thì không cần phải tuân thủ theo các quy tắc ấy.
Tại những nơi ấy, buổi tối, Hoàng đế muốn cùng ai qua đêm thì sẽ cùng người đó qua đêm, muốn "hành sự" đến lúc nào thì sẽ kéo dài đến lúc ấy, mọi thứ đều tùy theo quyết định của Hoàng đế.
Đó cũng là lý do mà Khang Hi và Càn Long thích du ngoạn đến Giang Nam, cũng là nguyên nhân mà các vị Hoàng đế sau thời Ung Chính lại thích sống ở Di Hòa Viên, bởi vì họ đều muốn được làm theo ý mình, muốn trốn tránh khỏi những quy tắc cứng nhắc chốn cung đình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'