Khám phá

Chu Bá Thông có 4 đệ tử: 2 người thực lực mạnh hơn sư phụ, còn lại khiến Lão Ngoan Đồng cứ gặp là né

Mặc dù cuộc đời của Chu Bá Thông khá hỗn loạn nhưng ông có tới 4 đệ tử được đào tạo dưới tay mình.

Khi Đường Tăng đưa văn điệp thông quan, vì sao các vị vua lập tức mời đi ngay? / Vì sao cô dâu thời xưa đội 'khăn trùm đầu đỏ'? Nguồn gốc quá 'đáng sợ'

Chu Bá Thông là nhân vật trong tiểu thuyết của Kim Dung với ngoại hiệu Lão Ngoan Đồng. Ông được tác giả đưa vào 2 tác phẩm Thần điêu hiệp lữ và Anh hùng xạ điêu.

Chu Bá Thông là sư đệ của Vương Trùng Dương, sư thúc của Toàn Chân thất tử. Ông được Kim Dung xây dựng với hình tượng là người ngây thơ, hay đùa giỡn như trẻ con và là một con nghiện võ thuật.

Chu Bá Thông có 4 đệ tử: 2 người thực lực mạnh hơn sư phụ, còn lại khiến Lão Ngoan Đồng cứ gặp là né- Ảnh 1.

Chu Bá Thông được Kim Dung xây dựng với hình tượng là người ngây thơ, hay đùa giỡn như trẻ con. (Ảnh: Sohu)

Ông được xem là một trong Võ Lâm ngũ bá, với hiệu Trung Ngoan Đồng.Nhờ nghiện võ thuật, Chu Bá Thông đã sáng chế ra môn võ công Không minh quyền và Song thủ hỗ bác.

Trong Anh hùng xạ điêu, những câu chuyện về Chu Bá Thông được tái hiện qua lời kể của Quách Tĩnh trên đảo Đào Hoa. Theo đó, ông vốn là một đứa trẻ mồ côi được Vương Trùng Dương nuôi dưỡng, nhận làm sư đệ và truyền thụ võ công cho. Cuộc đời của Chu Bá Thông trong Anh hùng xạ điêu có rất nhiều sự phiền phức bởi tính tình trẻ con của ông nhưng cũng may không có hậu quả nghiêm trọng. Chu Bá Thông có 4 người đồ đệ.

Anh Cô

Anh Cô tên thật là Lưu Anh vốn là một quý phi trong cung của Đoàn gia. Sau Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất, Chu Bá Thông theo sư huynh Vương Trùng Dương sang hoàng cung nước Đại Lý đàm đạo với Nam Đế Đoàn Trí Hưng. Trong lúc luyện công, Lưu Anh tình cờ gặp Chu Bá Thông. Ông đã dạy bà thuật điểm huyệt. Hai người nảy sinh tình cảm và có quan hệ với nhau. Sau đó, Lưu Anh sinh ra một đứa con.

Chu Bá Thông có 4 đệ tử: 2 người thực lực mạnh hơn sư phụ, còn lại khiến Lão Ngoan Đồng cứ gặp là né- Ảnh 2.

Chu Bá Thông từng dạy Anh Cô điểm huyệt. (Ảnh: Sohu)

 

Vì chuyện này Chu Bá Thông cảm thấy có lỗi với Đoàn Trí Hưng và bỏ đi. Về sau, đứa bé bị Cừu Thiên Nhận đánh trọng thương. Đoàn Trí Hưng thấy vậy nhưng vì ghen mà không cứu, Lưu quý phi đành giết chết đứa con của mình. Đây cũng là căn nguyên khiến cho Lưu quý phi, Chu Bá Thông, Đoàn Trí Hưng và Cừu Thiên Nhận có thâm thù đại hận sau này.

Kể từ đó, Chu Bá Thông không dám gặp mặt Lưu Anh.Còn Lưu quý phi đổi tên thành Anh Cô, mai danh ẩn tích để tu luyện võ công trả thù cho con và tìm kiếm Lão Ngoan Đồng. Hai người gặp nhau ờ các hồi cuối trong Thần điêu hiệp lữ.

Quách Tĩnh

Vương Trùng Dương trước khi mất đã giao bộ Cửu âm chân kinh cho Chu Bá Thông cất giữ. Lão Ngoan Đồng trên đường đi giấu đã gặp vợ chồng Hoàng Dược Sư và bị 2 người dùng kế có được nội dung của bộ bí kíp này. Sau này, Chu Bá Thông biết mình bị lừa nên tìm đến Đảo Đào Hoa để đòi lại nhưng bị lạc vào Đào hoa trận và bị nhốt trên đó 15 năm.

Chu Bá Thông có 4 đệ tử: 2 người thực lực mạnh hơn sư phụ, còn lại khiến Lão Ngoan Đồng cứ gặp là né- Ảnh 3.

Chu Bá Thông đã dạy Quách Tĩnh Không minh quyền và Song thủ hỗ bác mà mình nghĩ ra cùng với Cửu âm chân kinh. (Ảnh: Sohu)

 

Trong 15 năm này, Chu Bá Thông đã sáng tạo ra Không minh quyền và Song thủ hỗ bác. Tình cờ, một lần Quách Tĩnh trở về đảo cùng Hoàng Dung (con gái của Hoàng Dược Sư) vô tình lạc đến chỗ Chu Bá Thông.Hai người nói chuyện tâm đầu ý hợp, Chu Bá Thông đã dạy Quách Tĩnh những tuyệt học mà mình nghĩ ra cùng với Cửu âm chân kinh.

Sau này, Quách Tĩnh học thêm Hàng long thập bát chưởng khiến võ công mạnh hơn Chu Bá Thông nhiều.

Gia Luật Tề

Chu Bá Thông có 4 đệ tử: 2 người thực lực mạnh hơn sư phụ, còn lại khiến Lão Ngoan Đồng cứ gặp là né- Ảnh 4.

Khi còn nhỏ, Gia Luật Tề đã bái Chu Bá Thông làm sư phụ. (Ảnh: Sohu)

 

Gia Luật Tề là con trai thứ hai của Gia Luật Sở Tài, dòng dõi hoàng tộc Khiết Đan nhà Liêu. Khi còn nhỏ, Gia Luật Tề đã bái Chu Bá Thông làm thầy, tức là vai vế ngang hàng với Toàn Chân thất tử. Tuy nhiên, Gia Luật tề càng lớn càng đoan chính, không thích đùa giỡn nên rất khó hòa hợp với một người tâm hồn trẻ thơ như Chu Bá Thông. Chính vì thế,Chu Bá Thông đã quyết định tránh gặp mặt Gia Luật Tề, đồng thời cấm hắn không được gọi ông là sư phụ.

Tiểu Long Nữ

Tiểu Long Nữ là nhân vật thuộc bộ tiểu thuyết Thần điêu hiệp lữ. Tiểu Long Nữ là truyền nhân đời thứ ba của phái Cổ Mộ. Võ công của nàng được chân truyền từ tổ sư Lâm Triều Anh với bí kíp thượng thừa là Ngọc nữ tâm kinh. Vì vậy, nàng dù trẻ tuổi đã có một thân võ nghệ phi phàm.

Chu Bá Thông có 4 đệ tử: 2 người thực lực mạnh hơn sư phụ, còn lại khiến Lão Ngoan Đồng cứ gặp là né- Ảnh 5.

Tiểu Long Nữ gặp Chu Bá Thông và được ông truyền lại môn Song thủ hỗ bác thì nàng đã tiến lên một cảnh giới mới. (Ảnh: Sohu)

 

Tiểu Long Nữ đã cùng Dương Quá luyện thành Ngọc nữ tâm kinh và tuyệt kĩ Song kiếm hợp bích oai trấn giang hồ. Nàng còn có cơ duyên học thêm Cửu âm chân kinh do Vương Trùng Dương ghi lại trong Hoạt tử nhân mộ.Sau này, Tiểu Long Nữ gặp Chu Bá Thông và được ông truyền lại môn Song thủ hỗ bác thì nàng đã tiến lên một cảnh giới mới.Từ đó, Tiểu Long Nữ có thể tự mình thi triển Ngọc nữ tố tâm kiếm pháp có thể cùng lúc giao đấu với nhiều cao thủ mà không cần phải liên thủ cùng Dương Quá.

Tiểu Long Nữ sử dụng Song thủ hỗ bác của Chu Bá Thông đánh cho Kim Luân pháp vương phải bỏ chạy. Võ công của Tiểu Long Nữ được cho là ngang hàng với Ngũ Bá trong Thần điêu hiệp lữ. Với những môn võ công mà Tiểu Long Nữ đã học, thực lực của nàng có thể coi là mạnh hơn Chu Bá Thông.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm