Chú chim bồ câu được phong anh hùng vì giải cứu hơn 500 binh sĩ Mỹ
Dù bị thương ở ngực, mù một mắt, một chân gần như đứt lìa nhưng vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Cher Ami được phong làm người hùng của Sư đoàn Bộ binh 77. Về sau, chú chim bồ câu Cher Ami thậm chí còn được tặng thưởng huân chương Croix de Guerre của Pháp.
Ảnh động vật: Mèo đuổi bắt chim, sư tử ngáp... / Kịch tính cảnh chim ưng biển săn đôi cá cùng lúc

Ảnh minh họa.
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1918, vượt qua mưa bom bão đạn, chú chim bồ câu Cher Ami đã giải cứu hơn 500 binh sĩ của Mỹ mắc kẹt trên một sườn đồi, xung quanh đã bị quân địch bủa vây.
Tháng 10/1918, hơn 500 binh sĩ Mỹ bị quân Đức bao vây trong rừng Argonne (phía Đông Bắc nước Pháp), không có thức ăn, đạn dược. Để thoát khỏi tình cảnh này, chỉ huy Whittlesey đã phái hàng loạt chim bồ câu đi đưa thư cầu cứu, trong đó có cả Cher Ami. Quân đội Đức đã phát hiện bắn hạ những con bồ câu đưa thư, chỉ riêng Cher Ami may mắn thoát được. Cuối cùng, nhờ Cher Ami báo tin kịp thời, binh đoàn đã được giải vây.
Sau chuyến bay này, Cher Ami bị thương ở ngực, mù một mắt, một chân gần như đứt lìa. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Cher Ami được phong làm người hùng của Sư đoàn Bộ binh 77. Về sau, chú chim bồ câu Cher Ami thậm chí còn được tặng thưởng huân chương Croix de Guerre của Pháp vì đã chuyển thành công 12 thông điệp giữa các pháo đài tại khu vực Verdun, Pháp.
Cher Ami trở thành linh vật của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ cho tới khi qua đời vào ngày 13/6/1919. Thi thể của nó được cất giữ trong Viện Smithsonian.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Anh đã sử dụng 250.000 chú chim bồ câu để truyền tin đến những người lính ở phía sau chiến tuyến của quân Đức.
Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'
Cột tin quảng cáo