Chu Du trước khi chết đã nói: "Không diệt trừ kẻ này, Đông Ngô ắt nguy!", Tôn Quyền không nghe theo, 12 năm sau di ngôn ứng nghiệm
Tài năng và trí tuệ vang danh thời Tam Quốc, cớ sao sau khi Quách Gia chết, Gia Cát Lượng mới xuất đầu lộ diện? / Luôn miệng nói muốn phục hưng Hán thất, vậy nếu như Lưu Bị thống nhất Tam Quốc, Hán Hiến Đế sẽ có kết cục thế nào?
Có những võ tướng như Quan Vũ, Trương Phi, Lã Bố, cũng có những văn thần như Gia Cát Lượng, Chu Du, Tư Mã Ý. Có thể nói, thời kỳ Tam Quốc là một thời kỳ mà ở đó tinh anh lớp lớp xuất hiện.
Chu Du và Gia Cát Lượng
Nhưng nếu như phải kể tới người có trí tuệ nhất trong Tam Quốc, có lẽ Gia Cát Lượng chính là người được phần lớn chúng ta nghĩ đến đầu tiên.
Quả thật, kiến thức của Gia Cát Lượng đã đạt tới trình độ có thể dự đoán thiên cơ, ông có thể tận dụng triệt để khả năng quan sát của mình, phán đoán được tình hình, nhờ vào "thiên thời, địa lợi, nhân hoà" để tấn công đối phương.
Cũng chính bởi sự "thần thánh" của Gia Cát Lượng, nên mới có chuyện Lưu Bị ba lần bái phỏng lều tranh, hy vọng có thể chiêu mộ ông về dưới trướng của mình.
Thế nhưng, chúng ta thường quên mất Chu Du, một mỹ nam tử từng cảm thán "Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng?".
Mưu trí của ông bất phân thắng bại với Gia Cát Lượng, vậy tại sao Chu Du lại thua? Xem ra Chu Du thua là ở vận may. Vào thời điểm Chu Du qua đời, những lời ông đã nói với Tôn Quyền càng thể hiện được mưu tính như thần của ông.
Lưu Bị là tai hoạ ngầm
Lúc lâm chung, Chu Du từng nói với Tôn Quyền rằng Lưu Bị là tai hoạ ngầm vô cùng lớn, nhất định phải diệt trừ sớm, nếu không Lưu Bị sẽ gây nguy hiểm cho sự thống thị của Đông Ngô.
Nhưng khi ấy thế lực của Tôn Quyền đang hùng mạnh, hơn nữa thế lực của Lưu Bị cũng chẳng lớn, cho nên Tôn Quyền không hề bận tâm tới lời nói của Chu Du.
Chu Du hiểu rõ được tình hình lúc đó, nếu như không diệt trừ Lưu Bị, trong tương lai Lưu Bị chắc chắn sẽ trở nên lớn mạnh, khi ấy sẽ không còn dễ xử lý nữa.
Quả nhiên, sau này thế lực của Lưu Bị đã vượt xa Đông Ngô, nhưng mãi chưa có lý do để đi chiếm cứ Đông Ngô.
Về sau người anh em kết nghĩa của Lưu Bị và Quan Vũ chết dưới tay tướng của Đông Ngô, Lưu Bị nổi giận, lấy cớ này bắt đầu thảo phạt Đông Ngô, một là để báo thù cho Quan Vũ, mặt khác, đây cũng là ý định vốn có của Lưu Bị.
Vả lại khi ấy thực lực của Lưu Bị đã rất mạnh, lại rắp tâm thôn tính Đông Ngô từ lâu để từ đó mở rộng lãnh thổ nhằm đối đầu với Tào Tháo, thế nên Đông Ngô mới gặp phải tai họa ngập đầu.
Tuy nhiên, có lẽ do Đông Ngô vẫn chưa tận số, trong quá trình Lưu Bị tấn công Tôn Ngô, có một anh hùng đã xuất hiện, đó chính là Lục Tốn.
Lục Tốn áp dụng phương pháp hoả công, ngăn chặn thành công bước chân của Lưu Bị, nhờ vậy mà Tôn Quyền mới có thể bảo vệ thành công đất đai của mình, nhưng tình hình cũng rất thảm hại.
Lúc này Tôn Quyền mới nhớ lại câu nói trước khi chết của Chu Du, chắc hẳn trong lòng ông vô cùng ăn năn hối hận. Người thật sự có trí tuệ, những nhân tài giống như Gia Cát Lượng, Chu Du, họ hoàn toàn có thể phán đoán tình thế và xu hướng nhờ vào trí tuệ của mình. Điều ấy cũng giải thích cho việc tiên đoán của Chu Du ứng nghiệm vào 12 năm sau khi ông qua đời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật về mức điện áp 110V, vì sao Việt Nam sử dụng 220V còn Mỹ và Nhật vẫn kiên quyết dùng 110V?
Việt Nam có loài sinh vật kỳ dị bậc nhất thế giới, có khả năng khó tin, hiếm người bắt gặp được
Cung điện 'siêu to khổng lồ' của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng có gì mà khiến thích khách khiếp vía?
Loài thú quý hiếm bậc nhất ngỡ đã tuyệt chủng bỗng tái xuất thần kỳ ở Việt Nam, khiến cả thế giới sốt sắng
Người đàn ông bỗng tìm thấy 'kho báu' trong sân nhà, ai ngờ là bảo vật quốc gia không tiền nào mua nổi
CLIP: Rắn hổ mang kết liễu "sát thủ" sóc đất và cầy mangut